Phụ nữ Cốc Lầu nói không với tảo hôn

Nhằm phát huy vai trò trong công tác phòng chống tảo hôn cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình, Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu (Bắc Hà) đã thành lập mô hình Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các hủ tục lạc hậu".

Năm 2023, Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các hủ tục lạc hậu" đầu tiên được Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu thành lập tại thôn Nậm Nòn. Khi mới thành lập, câu lạc bộ chỉ có 28 thành viên, đến nay đã tăng lên 43.

Chị Tụ Thị Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu cho biết: Số lượng thành viên của câu lạc bộ liên tục tăng vì các hoạt động được tổ chức ngày càng phong phú, hấp dẫn. Không chỉ dừng ở việc tuyên truyền nội dung trong các buổi sinh hoạt, câu lạc bộ còn tổ chức các hội thi, giao lưu văn nghệ, thể thao để tạo sức hấp dẫn, thu hút hội viên tham gia.

baolaocai-br_img-7126.jpg
Các câu lạc bộ tổ chức đa dạng hình thức tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn và xây dựng nếp sống văn minh.

Năm 2023, câu lạc bộ đã vận động, tuyên truyền được 2 trường hợp có ý định tảo hôn tại Nậm Nòn. Ngoài ra, thông qua các buổi tuyên truyền của câu lạc bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn cũng thay đổi nhận thức, hành động, tích cực vận động người thân, bạn bè chấp hành đúng pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Chị Hoàng Thị Mến, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Kho Vàng chia sẻ: Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ, hội, tôi được tuyên truyền về tình trạng tảo hôn, những hệ luỵ của tảo hôn đối với sự phát triển của trẻ em và sức khoẻ của phụ nữ. Từ đó, tôi đã tuyên truyền người thân, bạn bè không cho con em tảo hôn.

Nhận thấy hiệu quả của mô hình, tháng 3/2024, Cốc Lầu thành lập câu lạc bộ thứ 2 tại thôn Kho Vàng. Hội viên trong thôn chủ yếu là dân tộc Mông và Dao, những năm trước còn xảy ra tình trạng tảo hôn.

Từ khi được thành lập, định kỳ mỗi quý, câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần. Các thành viên câu lạc bộ đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về phòng chống tảo hôn nên trong năm, thôn Kho Vàng không xảy ra tình trạng tảo hôn.

baolaocai-br_img-7128.jpg
Các buổi tuyên truyền của câu lạc bộ luôn thu hút đông hội viên tham gia.

Chị Bàn Thị Hân, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Kho Vàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn và các tập tục lạc hậu" thôn Kho Vàng cho biết: Các hội viên trong thôn đều là người dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, nhiều chị em chưa thông thạo tiếng phổ thông, không biết chữ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Khi tuyên truyền, vận động, tôi đồng thời sử dụng cả 3 ngôn ngữ gồm tiếng phổ thông, tiếng Mông và tiếng Dao để truyền đạt nội dung đến hội viên, phụ nữ.

Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu có 7 chi hội với 513 hội viên, chủ yếu là dân tộc Mông và Dao. Theo quan điểm của người Mông, phụ nữ đẹp nhất là 16 tuổi, thời điểm thích hợp để lấy chồng. Vậy nên, để thay đổi nhận thức và quan điểm của người dân, Hội Phụ nữ xã đã tích cực phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể tại địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân bằng nhiều hình thức.

Trong năm, cả xã đã vận động được 4 trường hợp không tảo hôn, đồng thời, tuyên truyền người dân thực hiện nếp sống văn minh, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Nhờ đó, nhận thức của bà con trong xã chuyển biến tích cực, nhất là thế hệ trẻ.

baolaocai-br_img-7029-7490.jpg
Thành viên câu lạc bộ thường xuyên trao đổi nhằm đổi mới cách tuyên truyền.

Thời gian tới, Hội Phụ nữ xã Cốc Lầu tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân, gia đình; những hệ luỵ của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Cùng với đó, thực hiện hiệu quả các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, góp phần nâng cao đời sống cho hội viên, phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

Xã Điện Quan (Bảo Yên): Phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng trong phòng, chống tảo hôn

3 năm trở lại đây, các tổ truyền thông cộng đồng theo Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được thành lập tại các thôn, bản, đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn xã.

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Tọa đàm: Khi nam giới tham gia truyền thông những vấn đề về giới

Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Đẩy lùi bạo lực gia đình ở Trung Chải

Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Tọa đàm: Ngày mới ở Lùng Thẩn

Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

fbytzltw