Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em và phụ nữ ở Tả Ngài Chồ

Những nỗ lực trong công tác truyên truyền, vận động đã và đang góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em và phụ nữ ở vùng cao Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương). 

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em

Sáng 2/12, hơn 300 học sinh Trường THCS Tả Ngài Chồ đã tham gia hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

z6090487363888-e495437f6c5d3f581fdeda3da5b921d5-1389.jpg
Hoạt động ngoại khóa với nội dung ý nghĩa được tổ chức tại Trường THCS Tả Ngài Chồ.

Với sự am hiểu về văn hóa, cuộc sống của người dân bản địa sau nhiều năm gắn bó với giáo dục vùng cao, cô giáo Hà Thị Hoa, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Tả Ngài Chồ đã khéo léo tuyên truyền cho học sinh về bình đẳng giới thông qua những câu chuyện, hình ảnh gần gũi với đời sống, như hình ảnh những người bà, người mẹ lam lũ quanh năm trên nương, dưới ruộng, ít được tiếp cận thông tin, học tập và nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn trói buộc…

z6090487135112-9c2987b9271678778508a23919e4b5d0.jpg
z6090487166500-ec069740e5dfacede3c54014f4dad369.jpg
Cô giáo Hà Thị Hoa khuyến khích học sinh tham gia hoạt động giao lưu, chia sẻ về bình đẳng giới.

Trong không ít gia đình ở vùng cao vẫn còn hiện tượng bất bình đẳng giới: chỉ người đàn ông mới có quyền quyết đáp mọi công việc, còn phụ nữ phải lao động nặng nhọc, cường độ cao, vất vả; nhiều đàn ông còn rượu chè, cờ bạc, có hành vi bạo lực gia đình, không tham gia chăm sóc, dạy bảo con cái…

Cô giáo Hà Thị Hoa đã truyền tải đến các em nhiều thông điệp về bình đẳng giới như: Phụ nữ và nam giới bình đẳng trong tham gia và đưa ra quyết định đối với mọi công việc gia đình và xã hội; nam giới và nữ giới đều bình đẳng về quyền và cơ hội; không khoan nhượng với các hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái bằng mọi hình thức; bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Cùng với đó, nội dung về bạo lực học đường cũng được cô Hoa đề cập. Cô chia sẻ tới các em những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường, đồng thời biểu dương, khích lệ các em bởi Trường THCS Tả Ngài Chồ chưa ghi nhận trường hợp bạo lực học đường nào xảy ra. Cô giúp các em hiểu bạo lực học đường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và người bị bạo lực sẽ tổn thương, lo âu, suy sụp tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập... Cô Hoa nhấn mạnh môi trường giáo dục mà thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Tả Ngài Chồ chung tay xây dựng là môi trường học tập văn minh, yêu thương và sẻ chia, nói "không" với bạo lực học đường, bởi vậy mong muốn các em có tình bạn đẹp trong những năm tháng học cấp 2, cùng nhau học tập, vươn lên.

z6090503005969-82990deea152b6a45b208fd8080cdf5c.jpg
Học sinh hô vang khẩu hiệu "Đẩy lùi bạo lực học đường".

Cô Hoa đã cùng học trò hô vang khẩu hiệu “Đẩy lùi bạo lực học đường” và tổ chức các hoạt động tập thể như biểu diễn dân vũ, chơi các trò chơi dân gian… sôi động để học sinh giao lưu, tăng tình đoàn kết.

Những buổi hoạt động ngoại khóa ý nghĩa được Trường THCS Tả Ngài Chồ tổ chức thường xuyên. Kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực được giáo viên các bộ môn lồng ghép trong các môn học, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đó cũng là cách để các thầy cô giáo vùng cao thể hiện sự yêu thương, quan tâm đối với học trò, mong muốn các em có kiến thức, kỹ năng sống vững vàng vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Những hoạt động hiệu quả trong cộng đồng

Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em) đối với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số, đồng thời để hoạt động của dự án thực sự đi vào đời sống, đạt hiệu quả, Hội Phụ nữ xã Tả Ngài Chồ đã chủ động, linh hoạt tổ chức, triển khai các nội dung, hoạt động của Dự án 8.

img-0195.jpg
Những thành viên Tổ truyền thông cộng đồng là nòng cốt trong công tác tuyên truyền.

Trên địa bàn xã đã thành lập 5 tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn: Thàng Chư Pến, Sín Chải A, Hoàng Phì Chải, Sừ Ma Tủng và Sín Chải B. Là người bản địa, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng nên các thành viên tổ truyền thông cộng đồng đã trở thành nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tại các thôn, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống.

z6090487135111-bc9b5024576743bc3e49e42a035ea4f2.jpg
Tổ truyền thông cộng đồng thể hiện nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới thông qua sáng tạo tiểu phẩm.

Tại Hội thi “Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm vận hành và kiến thức, kỹ năng Tổ truyền thông cộng đồng” do Hội Phụ nữ xã Tả Ngài Chồ tổ chức vừa qua, các tổ truyền thông cộng đồng đã tự tin thể hiện kỹ năng truyền thông, kiến thức sâu sắc về những nội dung như: phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng chống bạo lực gia đình; tuyên truyền thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn. Với sự thể hiện xuất sắc, Tổ truyền thông cộng đồng thôn Thàng Chư Pến đã đoạt giải Nhất.

img-0196.jpg
Thông điệp truyền thông về bình đẳng giới.

Chị Giàng Seo Tỉn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tả Ngài Chồ cho biết: Qua 2 năm thực hiện, các hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn xã Tả Ngài Chồ đã cơ bản bám sát yêu cầu, định hướng, vừa mang tính toàn diện vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các mô hình, hoạt động của dự án được người dân đón nhận, ủng hộ và được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao trong việc góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới, trao cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái được khẳng định vai trò trong gia đình và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

[Kịch ngắn] Cảnh giác với tội phạm mua bán người

Ông Nhất là người dân tộc Dao. Vợ chồng ông đẻ liên tục 6 người con gái nên ông Nhất rất bất mãn, chán nản. Ông cho rằng bản thân đã nhiều tuổi mà vẫn phải dắt trâu đi cày, đi bừa, không có người làm thay, cũng không có người nối dõi tông đường là điều nhục nhã. Vì vậy, ông luôn cho rằng đẻ con gái không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, sự xuất hiện của thanh niên tên Sính và chuỗi chuyện xảy ra với con gái đã khiến ông phải suy nghĩ lại.

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

[Ảnh] Phụ nữ dân tộc thiểu số ở Lào Cai vượt qua định kiến

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp phụ nữ phát huy khả năng, vươn lên khẳng định mình. Tại Lào Cai, các chương trình, dự án được triển khai đồng bộ, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại nhiều đổi thay ở các bản làng, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số vượt qua định kiến, vượt lên chính mình.

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Luồng gió mới ở Kim Sơn

Những hoạt động đến từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” đã mang lại luồng gió mới với nhiều đổi thay trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

[Infographic] Một số kết quả nổi bật trong thực hiện Dự án 8 năm 2024 tại Lào Cai

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai đã chủ động tiếp thu các nội dung của Dự án 8; xây dựng các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch triển khai hoạt động. Có 4/8 chỉ tiêu đã hoàn thành giai đoạn I, gồm: Tổ truyền thông cộng đồng; Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi; Tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới Chương trình 2 và Tập huấn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới. Dự án 8 triển khai thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động với một số kết quả nổi bật:

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Dự án 8 tại Bảo Thắng: Lấy hiệu quả thực tế làm thước đo

Những năm trước, vùng Dự án 8 (thôn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) tại huyện Bảo Thắng vẫn là điểm lõm của các vấn đề xã hội cần giải quyết như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình. Sau hơn 2 năm triển khai Dự án 8 "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Hội Phụ nữ các cấp triển khai, mọi sự đã thay đổi một cách tích cực, thiết thực và rõ rệt.

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Tọa đàm: Nỗ lực của phụ nữ Hà Nhì

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát đã vượt qua nhiều hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, dần khẳng định mình và trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng. Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y Tý - Sần Thó Mơ chính là một trong những người có đóng góp không nhỏ cho hành trình vươn lên của phụ nữ Hà Nhì nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung ở vùng cao Y Tý.

Quyền “được lấy người mình yêu”

Quyền “được lấy người mình yêu”

Thôn An những ngày cuối năm bình yên như chính cái tên của mình. Khói chiều quẩn lên không trung từ những căn bếp nhỏ nằm xen bên những mảnh ruộng khô mùa đất nghỉ, hòa vào những đám sương bảng lảng gọi mùa đông tới. Độ hơn chục năm về trước, những ngày như thế này chính là thời điểm lý tưởng để nam thanh niên thôn An đi... bắt vợ.

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

[Tọa đàm] Cống hiến thầm lặng của nhân viên y tế thôn bản

Đóng góp vào những kết quả chung trong triển khai Dự án 8 trên địa bàn thôn An Thành, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) thời gian qua có một phần đóng góp của chị Mã Thị Tươi, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, nhân viên y tế thôn An Thành. Công việc vốn thầm lặng nhưng cũng nhiều khó khăn, ngoài trách nhiệm rất cần sự nhiệt huyết để chị Tươi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

[Ảnh] Vùng cao Sa Pa thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cũng như các địa phương khác, Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai tại thị xã Sa Pa 3 năm nay. Với những nội dung, hoạt động hiệu quả, thiết thực, dự án giúp người dân dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Sa Pa: 15 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được thành lập

Thành lập câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”.

fb yt zl tw