Phim hài Tết "Làng ế vợ" trở lại với nhiều tình huống bi hài đậm chất Bắc

Những chuyện hài hước chỉ có ở làng quê, những tình huống dở khóc, dở cười đặc trưng kiểu Bắc Bộ vẫn là “đặc sản” không thể thiếu của "Làng ế vợ".

Từng định dừng "Làng ế vợ", "Đại gia chân đất"

Series phim hài "Làng ế vợ" đã ra đến phần 8 còn "Đại gia chân đất" đã làm tới phần 12. Sau hơn một thập niên chinh chiến, đạo diễn Trần Bình Trọng chia sẻ anh từng có ý định dừng 2 tựa phim hài Tết này. 

Đạo diễn Bình Trọng và diễn viên Chiến Thắng.
Đạo diễn Bình Trọng và diễn viên Chiến Thắng.

“Thực ra hai năm trước tôi đã từng định dừng Làng ế vợ, Đại gia chân đất để chuyển sang một format khác. Nhưng khán giả vẫn yêu quý hai series này, có khán giả bình luận họ xem phim này từ bé, giờ họ đã trưởng thành và vẫn cùng cả nhà xem phim. Mỗi khi đoàn làm phim về các vùng quê, khán giả yêu mến lắm. Nếu chúng tôi nhận lời ăn cơm của các nhà chắc một năm mới đi hết được. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục sản xuất”, đạo diễn Trần Bình Trọng chia sẻ.

Đạo diễn Bình Trọng cho biết dù các sản phẩm giải trí trên thị trường hiện nay rất đa dạng nhưng phim hài đề tài nông thôn vẫn rất được quan tâm vì “xã hội mình 60% là người nông thôn, nên đề tài nông thôn gần gũi với khán giả hơn”. Đã có lúc đạo diễn Bình Trọng cảm thấy cạn ý tưởng, nhưng được sự tiếp sức của khán giả anh lại có động lực duy trì hai series hài.

Nam diễn viên Chiến Thắng.
Nam diễn viên Chiến Thắng.

Bản thân đạo diễn Bình Trọng luôn giữ một vai nhỏ trong các series anh thực hiện. Khán giả đã rất quen với cụ Đoành, anh Cóc “vẩu” do đạo diễn Bình Trọng đảm nhiệm trong Đại gia chân đất, Làng ế vợ. “Xuất phát điểm của tôi là diễn viên nên tôi vẫn muốn tham gia một vai phụ cho thỏa đam mê. Khi viết kịch bản, tôi biết có những nhân vật tôi đóng sẽ tốt hơn người khác. Trong phim của tôi luôn có những nhân vật như anh xe ôm, anh đầu gấu nông thôn, ông đồng nát… xấu trai, tình tình dở ương, nhưng thực ra rất tốt bụng”, đạo diễn Bình Trọng nói.

"Làng ế vợ 8" lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật

Phim hài Tết" Làng ế vợ 8" vẫn là những câu chuyện đậm hơi thở cuộc sống, với vô vàn tình huống bi hài. Đạo diễn Trần Bình Trọng cho biết "Làng ế vợ 8" lấy cảm hứng từ chuyện đời một người bạn của anh. “Kinh doanh đa cấp, vỡ nợ, kéo họ hàng, người thân quen vào cảnh khốn đốn. Câu chuyện này không còn xa lạ ở nhiều làng quê. Tôi hi vọng bộ phim như một câu chuyện cảnh giác, thức tỉnh bà con nông dân trước trò lừa đảo này”, đạo diễn Trần Bình Trọng chia sẻ.

NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo - vai A Tàng)
NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo - vai A Tàng)

Năm nay, do dịch Covid-19, đạo diễn Bình Trọng phải tiết chế cảnh có đông diễn viên quần chúng, tuy nhiên anh quyết tâm đầu tư thêm cảnh hành động. Ngoài ra, những chuyện hài hước chỉ có ở làng quê, những tình huống dở khóc, dở cười đặc trưng kiểu Bắc Bộ vẫn là “đặc sản” không thể thiếu của "Làng ế vợ". Dàn diễn viên chuyên nghiệp sau nhiều năm cộng tác trong "Làng ế vợ" đã quá hiểu nhau sẽ có những màn tung hứng cười chảy nước mắt. Dù câu chuyện khởi đầu là bi kịch, thì phim vẫn sẽ hướng đến một cái kết đoàn viên với thông điệp tình yêu gia đình giúp con người vượt qua gian khó.

Diễn viên Kim Xuyến (Hứa Thị Ngẩm)
Diễn viên Kim Xuyến (Hứa Thị Ngẩm)

Làng ế vợ 8 gồm 3 tập (50 phút/tập) với sự tham gia của dàn diễn viên hài phía Bắc: NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo - vai A Tàng), diễn viên Chiến Thắng (vai Nhật Tinh Ngao), Quốc Quân (vai Nhật Tinh Ngán), Kim Xuyến (Hứa Thị Ngẩm), Hoàng Yến (vai Mai Công Chúa), Ngọc Diệp (vai Đào), Khánh Linh (vai Xoan), Đức Hiệp (Tú ông), Thanh Sơn (vai Công an Cường)… Phim sẽ phát hành chính thức vào lúc 19h00 ngày 13/1/2022.

VOV

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw