Phiếu tín nhiệm - thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ

LCĐT - Trong quá trình thực hiện trọng trách được giao, người cán bộ phải nâng cao ý thức tự phê bình, tự soi, tự sửa bản thân về mọi mặt để xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Đánh giá về vai trò của cán bộ và công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém… vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”. Từ việc khẳng định tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ, Người đã dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, bởi Đảng ta là Đảng cầm quyền nên công tác cán bộ là của Đảng, cán bộ do Đảng đào tạo, bồi dưỡng, phân công, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức danh trong bộ máy hệ thống chính trị phải là những người ưu tú.

Muốn vậy, người cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, gương mẫu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, có lối sống lành mạnh, phong cách giản dị, gần gũi, quan tâm đến mọi người, được đảng viên và quần chúng tôn trọng, tin tưởng. Quá trình đó của người cán bộ được đảng viên và quần chúng giám sát, nhận xét không chỉ bằng các ý kiến góp ý, đơn, thư phản ánh (nếu có), mà còn thể hiện trong các lần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm theo quy định của Đảng. Sự tín nhiệm đó là thước đo uy tín, phẩm chất, năng lực của người cán bộ.

Để thực hiện tốt điều đó, ngày 2/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định 262/QĐ-TW đã được ban hành vào năm 2014, cho rằng, phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Quy định này có những điểm mới, các điều khoản được cụ thể, chặt chẽ hơn, đặt ra các yêu cầu cao hơn và xử lý nghiêm hơn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn, xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức. Quy định bổ sung tiêu chí về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương cùng với sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú. Đáng chú ý tại quy định này là việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá cán bộ sau hơn nửa nhiệm kỳ. Mục 2, Điều 2 của Quy định nêu rõ: “Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ; giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ”. Việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ hoặc trước khi hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo các cấp là để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm cán bộ chính xác.

Thông qua phiếu tín nhiệm không chỉ để công tác quản lý cán bộ nắm được phẩm chất, năng lực cán bộ, mà bản thân người cán bộ nhận biết được những mặt mạnh, mặt yếu của mình, từ đó phát huy và sửa chữa, nếu thấy mình không còn đủ tín nhiệm, có thể đảm đương công việc thì xin từ chức theo Quy định số 41-QĐ/TW của Đảng về miễn nhiệm, từ chức và theo Thông báo kết luận số 20-KL/TW của Bộ Chính trị: “Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định”. Quy định số 96-QĐ/TW nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc có những hành vi tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Với việc lấy phiếu tín nhiệm, cần nhận thức rằng đây là quy định của Đảng hợp lòng dân, mang ý nghĩa vừa “mở”, vừa “khép” như một “barie” để kiểm tra, giám sát cán bộ có đủ điều kiện được đi qua hay phải dừng bước. Quy định này là biện pháp nhắc nhở, tạo áp lực cần thiết để cán bộ được lấy phiếu phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với thử thách trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là tính tất yếu trong quy trình của công tác cán bộ, đòi hỏi tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ trong hệ thống chính trị của một chính đảng lãnh đạo cách mạng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ, lấy phiếu tín nhiệm không phải để truy trách nhiệm và cũng không phải để loại trừ ai, mà cần phải xem lá phiếu như một tấm gương soi, giúp họ “tự soi, tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác, hoàn thiện bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản sắc không thể mập mờ, lịch sử không thể xuyên tạc

Bản sắc không thể mập mờ, lịch sử không thể xuyên tạc

Thời gian gần đây, bám vào một số sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật (VHNT) gây ồn ào trên không gian mạng, nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội có tư tưởng thù địch ra sức cổ xúy cho cái gọi là “nói khác”, “nói ngược”...

Chế độ một Đảng cầm quyền không phải nguyên nhân của tham nhũng

Chế độ một Đảng cầm quyền không phải nguyên nhân của tham nhũng

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tại Việt Nam những năm gần đây đã đạt kết quả quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc trong xây dựng hệ thống chính trị, môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, được quốc tế đánh giá cao.

Hiệu quả từ “tự soi, tự sửa” ở Đảng bộ Quân sự tỉnh

Hiệu quả từ “tự soi, tự sửa” ở Đảng bộ Quân sự tỉnh

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng, là quy luật phát triển Đảng.  Nhận thức sâu sắc điều đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân sự tỉnh Lào Cai đặc biệt coi trọng thực hiện công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình “tự soi, tự sửa”.

"Lá chắn thép" bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022: "Lá chắn thép" bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 do Quốc hội ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để quyền làm chủ của Nhân dân được thực hiện tốt hơn tại cơ sở, góp phần đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, được ví như “lá chắn thép” bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân.

Nguy hại từ sự thờ ơ, vô cảm của cán bộ, công chức

Nguy hại từ sự thờ ơ, vô cảm của cán bộ, công chức

Trong khi dư luận nói nhiều đến tình trạng cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, không dám làm khiến hàng loạt công việc đình trệ thì một hiện tượng khá phổ biến và cũng là “trọng bệnh” của đội ngũ cán bộ, công chức, đó là tâm lý, thái độ thờ ơ, vô cảm với công việc, nhất là giải quyết công vụ. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi những hệ lụy mà nó gây nên.

Tư tưởng "một người làm quan..." đẩy cán bộ vào sa ngã, vi phạm

Tư tưởng "một người làm quan..." đẩy cán bộ vào sa ngã, vi phạm

Lâu nay, ai cũng phê phán, bức xúc với những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, vì như thế là thoái hóa biến chất, không xứng đáng là "công bộc” và “đầy tớ của nhân dân". Thế nhưng, ở chiều ngược lại, ít ai nhận ra có thể chính mình cũng vô tình góp phần "đẩy" những người thân quen là cán bộ, đảng viên trượt vào vi phạm, tham nhũng, lợi dụng chức quyền...

Bài cuối: Xây dựng đội ngũ kế cận vững chắc

Tự hào đảng viên “gen Z” Bài cuối: Xây dựng đội ngũ kế cận vững chắc

LCĐT - Xác định phát triển đảng viên trẻ, nhất là đảng viên “gen Z” là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm tăng cường sức chiến đấu và bảo đảm tính kế cận vững chắc, liên tục của Ðảng, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ thanh niên, học sinh, sinh viên.

Không thể phủ nhận tinh thần quốc tế của Việt Nam

Không thể phủ nhận tinh thần quốc tế của Việt Nam

Trong khi dư luận đánh giá cao việc Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ khắc phục hậu quả thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ thì đáng tiếc, vẫn có những luận điệu sai trái, cố tình bóp méo nghĩa cử cao đẹp của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Các luận điệu này cần bị vạch trần và lên án mạnh mẽ.
Kiên định cùng thế giới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Kiên định cùng thế giới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Trước hết vẫn phải nhắc lại rằng, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước...
Đòi hỏi rập khuôn nguy hiểm

Đòi hỏi rập khuôn nguy hiểm

Hiện nay, trong xã hội và ngay trong đội ngũ cán bộ, đảng viên xuất hiện không ít ý kiến cho rằng, để Việt Nam tăng tốc phát triển, thoát bẫy thu nhập trung bình thì cần phải rập khuôn mô hình phát triển kinh tế, sao chép luật pháp, sao chép hệ thống giáo dục, sách giáo khoa của các nước phát triển. Thực tế cho thấy, những đòi hỏi trên là vô lý và nguy hiểm.
fb yt zl tw