Giữ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máy

Để thực hiện thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị cần triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều việc, trong đó, một vấn đề đặc biệt quan trọng là công tác cán bộ.

Hiện tượng “chạy chức” và “chia phần”

Có dịp tiếp xúc, trò chuyện với một số cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc diện phải sáp nhập, sắp xếp, tổ chức lại, chúng tôi cảm nhận được suy nghĩ, cách hành xử khác nhau của mỗi người. Phần nhiều cán bộ, công chức bày tỏ sự tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, coi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là tất yếu khách quan, từ đó luôn nỗ lực, quyết tâm làm việc và nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công, sắp xếp của tổ chức. Một số nhận thấy trình độ, năng lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hoặc phải làm việc xa gia đình, điều kiện hoàn cảnh khó khăn, hoặc tìm được cơ hội việc làm phù hợp bên ngoài... nên chủ động xin nghỉ hưu sớm và hài lòng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tranh minh họa.

Tranh minh họa.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần cảnh giác với những biểu hiện “chạy chức, chạy quyền” để có được vị trí cao hơn, “ngon” hơn. Những người này coi việc sắp xếp lại bộ máy là cơ hội “nghìn năm có một”, vì từ nhiều phòng sáp nhập thành một phòng, từ nhiều cơ quan tổ chức lại thành một cơ quan, từ nhiều tỉnh hợp nhất thành một tỉnh... do đó, địa bàn sẽ rộng hơn, quy mô quản lý lớn hơn, thẩm quyền cao hơn... đồng nghĩa là sẽ có nhiều “bổng lộc” hơn nếu trở thành cán bộ có chức, có quyền ở những cơ quan, đơn vị, địa phương này. Bởi vậy, họ sẵn sàng “chạy” nhiều nơi, qua nhiều “cửa” với hy vọng sẽ “thu hoạch” được nhiều hơn thế.

Vậy họ “chạy” bằng cách nào? Câu trả lời là vẫn bằng những thủ đoạn không mới: Tận dụng các mối quan hệ sẵn có hoặc nhờ bạn bè, người thân giới thiệu, “dẫn lối” nhằm tiếp cận và dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác để nhờ vả, “đặt vấn đề” với những cá nhân giữ trọng trách, lãnh đạo cấp trên, từ đó tác động, gây ảnh hưởng, can thiệp vào quy trình công tác cán bộ theo hướng có lợi. “Cái mới” của việc “chạy chức, chạy quyền” trong bối cảnh sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là những người này rất nhanh nhạy phát hiện ra các vị trí công tác “béo bở”, tiềm năng, những cán bộ có khả năng sẽ đảm nhận cương vị lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi tổ chức lại để tạo quan hệ, đồng thời rất “quyết đoán” trong “đầu tư” nhằm không bỏ lỡ cơ hội.

Cùng với “chạy chức, chạy quyền”, cần đề phòng một biểu hiện tiêu cực khác trong công tác cán bộ khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là tư tưởng “chia phần”. Đó là việc một số vị trí được “chia” cho các cán bộ từ cao xuống, bất chấp tình hình thực tiễn, phẩm chất, năng lực, sở trường, quy trình công tác cán bộ. Điều này khiến cán bộ, công chức ở cơ sở dù có trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng không còn cơ hội phấn đấu. Đó còn là tình trạng khi sáp nhập, nếu địa phương của anh, cơ quan của anh có người đảm nhận vị trí lãnh đạo sở, ngành này, phòng kia thì địa phương của tôi, cơ quan của tôi cũng phải được “chia phần” để giữ vị trí tương ứng...

Niềm tin suy giảm theo hiệu ứng domino

Những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ nói trên nếu không được phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn sẽ dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng. Trước hết, niềm tin của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước rất có thể sẽ bị suy giảm theo hiệu ứng domino (lan truyền từ việc này sang việc khác). Thực vậy, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy là cuộc cách mạng, được cả hệ thống chính trị thực hiện với quyết tâm rất cao. Cách mạng có nghĩa là phải xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu, mang lại cái mới, cái tiến bộ-đây là mục tiêu và cũng là kỳ vọng của toàn xã hội. Thế nhưng, khi đã được thực hiện với tư cách một cuộc cách mạng, nếu vẫn để xảy ra các biểu hiện tiêu cực, trong đó có tiêu cực trong công tác cán bộ thì sẽ khó tránh khỏi những băn khoăn, nghi ngại của dư luận: Vậy trong thực hiện các chủ trương, chính sách khác thì sao? Niềm tin bị suy giảm khiến lòng dân thiếu đồng thuận, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là mầm mống xuất hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước.

Cùng với đó, nạn “chạy chức”, “chia phần” còn ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, kết quả của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đó là vì điều này sẽ dẫn tới tình trạng cán bộ, công chức “ngồi nhầm ghế”. Hậu quả là một số cán bộ thiếu tâm, thiếu tầm, thiếu tài, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng lại chiếm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền. Ngược lại, nhiều cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt lại bị đẩy ra ngoài, tạo ra sự "chảy máu chất xám", lãng phí nguồn lực, làm giảm động lực phấn đấu, sáng tạo của cán bộ...

"Vì việc mà bố trí người"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Phương cách “dụng nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng cán bộ “đúng chỗ, đúng việc”, “tùy tài mà dùng người”... Có thể nhận thấy cốt lõi của phương cách này chính là nguyên tắc “vì việc mà bố trí người”.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng, xác định công tác cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là “then chốt của then chốt”, từ đó có nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định... để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực. Công tác cán bộ trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cũng không nằm ngoài dòng chảy đó.

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong quá trình sáp nhập, hợp nhất, tinh gọn bộ máy và chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng khi nhấn mạnh “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Mới đây, ngày 25-5-2025, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Kết luận số 157-KL/TW về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính. Kết luận nêu rõ phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực...; nghiêm cấm việc tác động, can thiệp trong quá trình sắp xếp nhân sự...

Đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực như nạn “chạy chức, chạy quyền”, “chia phần” trong công tác cán bộ, giữ vững nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” trong tinh gọn bộ máy là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Để làm được điều này, trước hết, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị, địa phương cùng cấp ủy đảng phải là “chốt chặn” đầu tiên. Bởi thực tế cho thấy, nếu người đứng đầu thực sự gương mẫu, công tâm, không tham nhũng, tiêu cực, không dao động, nể nang trước sức ép, sự “gửi gắm” từ cấp trên; sức chiến đấu của các tổ chức đảng thực sự được phát huy thì tiêu cực sẽ khó có thể tồn tại. Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình công tác cán bộ theo hướng chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch, gắn với những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp, rõ ràng, tránh tình trạng lấy tập thể làm bình phong cho những quyết định mang tính cá nhân. Mặt khác, cũng rất cần có cơ chế gắn trách nhiệm của các tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu với việc thực hiện công tác cán bộ, đồng thời tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các biểu hiện vi phạm.

Cuối cùng, cần phải khẳng định rằng, phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm của từng cán bộ, công chức là nền tảng vững chắc để công tác cán bộ không bị tha hóa bởi những biểu hiện tiêu cực nói chung, giữ vững nguyên tắc “vì việc mà bố trí người” nói riêng. Mơ ước, khát vọng phát triển sự nghiệp của mỗi người là hoàn toàn chính đáng, song phải bằng tài năng, phẩm chất chứ không phải thông qua “chạy chức, chạy quyền”. Đây mới là con đường bền vững, đúng đắn mà mỗi cán bộ, công chức cần lựa chọn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn 'truyền thông đen', trí tuệ nhân tạo

Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn 'truyền thông đen', trí tuệ nhân tạo

Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), không gian mạng đã trở thành một mặt trận tư tưởng - văn hóa đầy thách thức. Trí tuệ nhân tạo đang trở thành vũ khí để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu chuyển hóa nhận thức, đặc biệt nhắm vào đoàn viên, thanh niên thông qua chiêu trò “truyền thông đen” hết sức tinh vi, nguy hiểm.

Tâm phản trắc và bài học nhân quả

Tâm phản trắc và bài học nhân quả

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển động sâu sắc, sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với thanh lọc, tinh gọn đội ngũ. Với tinh thần lấy “xây” để “chống”, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục đặt ra yêu cầu mới về đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, trong đó có mối nguy hại từ phản trắc nội sinh...

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc chính sách phòng thủ biển, đảo trước thềm Đại hội XIV

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc chính sách phòng thủ biển, đảo trước thềm Đại hội XIV

Trước thềm Đại hội lần thứ XIV của Đảng, các thế lực thù địch, phản động gia tăng hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc chủ trương, chính sách quốc phòng, an ninh (QPAN), nhất là công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo và chính sách phòng thủ biển, đảo.

Cơ sở vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Cơ sở vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Gần đây, thuật ngữ “kỷ nguyên phát triển mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” trở nên phổ biến trong đời sống chính trị, xã hội của nước ta; thể hiện tầm nhìn và tư duy mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.

Minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về kiều bào ta ở nước ngoài trong dịp đại lễ 30/4

Minh chứng phản bác luận điệu xuyên tạc về kiều bào ta ở nước ngoài trong dịp đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học quý báu về ý Đảng gắn với lòng dân, về việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Góp phần làm nên mùa Xuân đại thắng đó có vai trò quan trọng của đồng bào ta ở nước ngoài.

Cẩn trọng trước thủ đoạn lợi dụng chính sách thuế của Mỹ để vu cáo, chống phá Việt Nam

Cẩn trọng trước thủ đoạn lợi dụng chính sách thuế của Mỹ để vu cáo, chống phá Việt Nam

Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc - nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia mà còn làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một mắt xích quan trọng.

Luận điệu xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với những thương, phế binh chế độ cũ

Luận điệu xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với những thương, phế binh chế độ cũ

Mỗi dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, người dân Việt Nam ở trong hay ngoài nước đều bày tỏ sự tri ân, biết ơn sâu sắc sự cống hiến của các thế hệ tiền bối cách mạng, tưởng nhớ biết bao đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

fb yt zl tw