Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030.

Một giờ học tiếng Anh của học sinh. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Một giờ học tiếng Anh của học sinh. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN

Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đối ngoại nhân dân và các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác.

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Đề án phấn đấu có ít nhất 10 đơn vị hành chính tham gia vào mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030; phấn đấu có thêm 5 tỉnh/thành phố có cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình giáo dục tích hợp với chương trình nước ngoài.

Phấn đấu 100% học sinh phổ thông đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông môn ngoại ngữ 1; nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực dạy các môn học khác bằng tiếng nước ngoài cho giáo viên, giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp; từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Đề án phấn đấu trên 20% chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài có ngành đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài xếp hạng Top 500 thế giới trở lên; nâng tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học lấy bằng của Việt Nam đạt 1,5%; nâng tỷ lệ tổng số giảng viên của Việt Nam đi và số giảng viên của nước ngoài đến giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật hằng năm lên 8% trên tổng số giảng viên Việt Nam.

Trên 20% chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín; phấn đấu thu hút để có thêm 02 phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có uy tín của nước ngoài tại Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: 1- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo; 2- đẩy mạnh hợp tác, kiến tạo môi trường quốc tế trong giáo dục và đào tạo; 3- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; 4- Nâng cao năng lực đội ngũ và nhận thức về hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu phát triển các mô hình trường học mới theo kinh nghiệm quốc tế

Nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương thiết thực và cần thiết, bởi giáo viên được đào tạo theo chuẩn IELTS sẽ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đặc biệt là cách phát âm chuẩn, từ đó sẽ dạy học sinh chuẩn hơn. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương thiết thực và cần thiết, bởi giáo viên được đào tạo theo chuẩn IELTS sẽ nâng cao kỹ năng nghe, nói, đặc biệt là cách phát âm chuẩn, từ đó sẽ dạy học sinh chuẩn hơn. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN

Theo Đề án, sẽ chủ động mở rộng hợp tác song phương và đa phương, trong đó ưu tiên các nước láng giềng, các nước có nền giáo dục tiên tiến, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục và đào tạo hàng đầu thế giới.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về chương trình và học liệu, phương pháp giảng dạy; nghiên cứu phát triển các mô hình trường học mới theo kinh nghiệm quốc tế nhằm kiến tạo môi trường làm việc quốc tế trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường mô hình kết nghĩa giữa các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam và nước ngoài.

Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và nước ngoài để công nhận quá trình học tập; tăng cường trao đổi học sinh, sinh viên và giảng viên; thu hút giảng viên, nhà khoa học, sinh viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu và học tập tại Việt Nam.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nâng cấp các tạp chí khoa học trong nước đạt chuẩn quốc tế và tăng tỷ lệ giảng viên công bố bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

Đồng thời, tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học mũi nhọn mà Việt Nam có nhu cầu; khuyến khích việc học tập và nghiên cứu khoa học ở nước ngoài bằng các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với nước ngoài; khuyến khích mở văn phòng đại diện hoặc hình thành một số cơ sở giáo dục của Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, có uy tín của nước ngoài mở phân hiệu tại Việt Nam.

Đổi mới phương pháp giảng dạy

Để bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Đề án thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; đổi mới công tác quản lý, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hội nhập quốc tế.

Thực hiện tham chiếu khung trình độ quốc gia Việt Nam với các khung trình độ quốc gia các nước, các khu vực; đẩy mạnh việc ký kết công nhận văn bằng và quá trình đào tạo với nước ngoài; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và các cơ sở giáo dục đại học có chất lượng cao của nước ngoài ký kết công nhận tín chỉ và quá trình đào tạo.

Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ ở tất cả các cấp học

Đề án thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.

Đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc theo hiệp định quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.

Cùng với đó là rà soát và hoàn thiện tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn khảo sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đoàn khảo sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 10/12, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non (gọi tắt là dự thảo), các đại học, học viện, trường đại học đứng ngồi không yên với nhiều điều chỉnh. Trong đó, có một số nội dung khiến các đơn vị “rối bời” như quy định xét tuyển học bạ trong năm 2025 không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu; điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên; Quy trình xây dựng, thẩm định, phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là những chính sách có hiệu lực thi hành từ tháng 12/2024.

Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Lào Cai: Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng 30/11, tại Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 Phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thi đua xây dựng xã hội học tập

Thi đua xây dựng xã hội học tập

Ngày 27/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 441/KH-UBND về triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là phong trào thi đua).

fb yt zl tw