Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Du khách mặc trang phục dân tộc Lào, trải nghiệm cho voi ăn trong chương trình “Du lịch thân thiện với voi” tại Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn (ảnh tư liệu).
Du khách mặc trang phục dân tộc Lào, trải nghiệm cho voi ăn trong chương trình “Du lịch thân thiện với voi” tại Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn (ảnh tư liệu).

Thích thú trải nghiệm

Cách đây 2 năm, nhằm góp phần bảo tồn đàn voi nhà, Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn chấm dứt dịch vụ cưỡi voi, thay vào đó là hoạt động tương tác thân thiện, gần gũi giữa du khách với voi. Đến với Trung tâm, du khách được cho voi ăn, chụp hình cùng voi, tắm cho voi, xem lễ cúng sức khỏe và tiệc buffet cho voi...

Cách Trung tâm không xa, trải nghiệm “Du lịch thân thiện với voi” đã được Vườn Quốc gia Yok Đôn phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á thực hiện từ tháng 7/2018. Đến Vườn Quốc gia Yok Đôn, du khách được tìm hiểu về sinh hoạt hằng ngày của voi, theo dõi voi ăn uống, tắm, dạo chơi và khám phá hệ động thực vật trong rừng.

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, anh Nguyễn Văn Phiến, du khách đến từ tỉnh Hòa Bình cùng người thân đi du lịch Đắk Lắk và được trải nghiệm mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Theo anh Phiến, anh rất ấn tượng, hài lòng khi được tương tác thân thiện với voi, cho voi ăn và mặc trang phục của người dân bản địa để chụp hình cùng voi.

Cùng tâm trạng như anh Phiến, chị Vũ Thúy Vân, du khách đến từ tỉnh Ninh Bình cho biết, qua bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”, chị ấn tượng với voi và ao ước đến Buôn Đôn một lần. Năm 2025, lần đầu đến Buôn Đôn, hòa mình vào nắng, gió Tây Nguyên và tương tác thân thiện với voi, cho voi ăn, thấy voi khỏe mạnh và cường tráng, chị Vân rất vui. Theo chị Vân, mô hình “Du lịch thân thiện với voi” là cách làm nhân văn, cần được duy trì để bảo vệ đàn voi.

Triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”, Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn đã chú trọng đến việc cung cấp môi trường sống tốt hơn cho voi, gồm chế độ ăn uống, chăm sóc y tế và nơi ở phù hợp. Song song với đó, Trung tâm cập nhật thông tin, tuyên truyền để du khách chung tay hưởng ứng mô hình, tham gia vào hoạt động giáo dục và nhận thức về bảo vệ động vật; thường xuyên làm mới mô hình gắn với các sản phẩm du lịch khác, khai thác du lịch cộng đồng, văn hóa Lào để thu hút du khách.

Bà Trần Thị Kim Ánh, Giám đốc Chi nhánh du lịch và khách sạn Biệt Điện (đơn vị quản lý Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn) thông tin kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình “Du lịch thân thiện với voi”, ngày 7/3.
Bà Trần Thị Kim Ánh, Giám đốc Chi nhánh du lịch và khách sạn Biệt Điện (đơn vị quản lý Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn) thông tin kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình “Du lịch thân thiện với voi”, ngày 7/3.

Bà Trần Thị Kim Ánh, Giám đốc Chi nhánh du lịch và khách sạn Biệt Điện (đơn vị quản lý Trung tâm du lịch Cầu treo Buôn Đôn) cho biết, sau 2 năm triển khai, mô hình “Du lịch thân thiện với voi” đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, giúp cải thiện đời sống của voi và cộng đồng địa phương, trở thành điểm nhấn trong hoạt động của Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn. Do đó, Trung tâm sẽ tiếp tục đầu tư chuyển đổi mô hình “Du lịch thân thiện với voi” và cung ứng dịch vụ mới, mục tiêu trở thành mô hình điểm cho các khu du lịch khác noi theo.

Mô hình “Du lịch thân thiện với voi” là hình thức du lịch có trách nhiệm, giúp giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch tới sức khỏe loài voi, phục vụ công tác bảo tồn và du lịch voi bền vững. Việc triển khai mô hình đã cụ thể hóa Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Tổ chức động vật châu Á “về việc hợp tác xây dựng mô hình du lịch thân thiện với voi nhà” ký kết năm 2021 nhằm chấm dứt sử dụng loại hình du lịch cưỡi voi cũng như các hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi của voi nhà trong du lịch và lễ hội, góp phần bảo tồn voi nhà tại Đắk Lắk.

Thách thức cần giải quyết

Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực, song mô hình “Du lịch thân thiện với voi” vẫn còn gặp nhiều thách thức cần giải quyết. Để đạt được mục tiêu bảo tồn voi và phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi có sự đồng lòng, hiến kế và nỗ lực hơn nữa từ chính quyền, cộng đồng và các doanh nghiệp du lịch.

Theo Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh còn 35 cá thể voi nhà, phân bố chủ yếu tại hai huyện Lắk và Buôn Đôn. Phần lớn voi nhà tại Đắk Lắk do các hộ gia đình là người địa phương sở hữu, nguồn thu nhập chính từ voi. Đàn voi nhà đã lớn tuổi, hầu hết trên 40 tuổi, không sinh sản thành công, nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Khu chăn thả, vùng thức ăn của voi ngày càng thu hẹp dẫn đến khả năng xung đột về chỗ ở.

Mặt khác, hiện nay chưa có quy định chính thức về dừng cưỡi voi; chưa khởi động được mô hình “Du lịch thân thiện với voi” ở huyện Lắk. Một bộ phận du khách vẫn mong muốn được cưỡi voi, việc dừng cưỡi voi ở huyện Buôn Đôn làm cho lượng du khách đổ sang khu vực Lắk, gây áp lực về vấn đề phúc lợi cho voi ở huyện. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Yok Đôn chưa thể tiếp nhận tất cả các voi ở nơi khác và huyện Lắk. Đây là những thách thức trong bảo tồn đàn voi nhà tại Đắk Lắk. Nếu không sớm chuyển đổi hình thức, du lịch cưỡi voi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tập tính và phúc lợi của voi.

Tại Hội thảo “Câu chuyện của voi” do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) tổ chức ngày 7/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, ngành chức năng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, nài voi và các bên liên quan đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ đàn voi nhà, phát triển mô hình “Du lịch thân thiện với voi”.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr, bên cạnh công tác vận động chuyển đổi từ mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi, tỉnh và địa phương cần lồng ghép các chương trình có nguồn vốn, các dự án phi chính phủ để đảm bảo sinh kế thay thế cho người dân địa phương (là các chủ voi, nài voi); có nguồn lực hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kỹ năng nghề để thúc đẩy các loại hình du lịch khác phát triển. Địa phương cần đào tạo lại đội ngũ quản tượng để chuyển đổi nghề nghiệp từ điều khiển voi sang hướng dẫn viên du lịch chuyên sâu về văn hóa voi.

Ông Ryan Hockley, Cố vấn kỹ thuật Tổ chức động vật châu Á (AAF) chia sẻ về tác động của mô hình “Du lịch thân thiện với Voi” tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, ngày 7/3.
Ông Ryan Hockley, Cố vấn kỹ thuật Tổ chức động vật châu Á (AAF) chia sẻ về tác động của mô hình “Du lịch thân thiện với Voi” tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, ngày 7/3.

Theo ông Ryan Hockley, Cố vấn kỹ thuật Tổ chức động vật châu Á, với mô hình “Du lịch thân thiện với voi”, voi được sống gần với bản năng tự nhiên hơn, ăn uống theo sở thích, sức khỏe tốt và tuổi thọ được kéo dài hơn. Giải pháp để phát triển mô hình này là cần nắm bắt nhu cầu du khách và cải thiện chất lượng tour, nắm bắt nhóm khách tiềm năng, quảng bá trên đa nền tảng. Mặt khác, các nhân sự liên quan cũng phải học cách tiếp cận mới khi thay đổi mô hình.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu cho biết, mô hình “Du lịch thân thiện với voi” là hướng đi của tỉnh trong việc bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp thay thế dần và chấm dứt hoàn toàn du lịch cưỡi voi sau năm 2026. Mặt khác, trong triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”, các đơn vị, doanh nghiệp đã gắn kết với nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch như: trải nghiệm văn hóa Lào và ẩm thực truyền thống, đi bộ dã ngoại, cắm trại, đạp xe ngắm cảnh, khám phá dòng sông Sêrêpôk huyền thoại, giao lưu cồng chiêng… để tạo ấn tượng với du khách. Đặc biệt, tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, Hội voi Buôn Đôn (9 - 12/3/2025) sẽ diễn ra các hoạt động: Lễ cúng sức khỏe cho voi, Lễ cúng và tắm cho voi, Hội thi trang điểm cho voi, voi chào và tương tác cùng du khách, Thi voi đá bóng vào cầu môn, Tiệc buffet cho voi… nhằm tiếp tục lan tỏa, thay đổi nhận thức của du khách về mô hình “Du lịch thân thiện với voi”.

Để phát triển mô hình, nhiều ý kiến cho rằng, tỉnh cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tư vào các hoạt động bảo tồn voi và phát triển mô hình bền vững; hỗ trợ ngân sách cho các cơ sở và hộ du lịch có voi dùng để triển khai mô hình. Các sở, ngành, đơn vị hữu quan cần triển khai kế hoạch bảo tồn sinh cảnh voi hoang dã; tăng cường quản lý, chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ cho voi nhà, ngăn cấm việc sử dụng các dịch vụ du lịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe của voi.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 1: Từ nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả

Chìm đắm trong vẻ đẹp bất tận của dòng sông mang sắc đỏ, hành trình dài đưa chúng tôi đến cuối nguồn - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả, rồi lại ngược dòng trở về Lào Cai - nơi đầu nguồn sông mẹ. Sông Hồng còn nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Cái, sông Thao, mỗi vùng đất dòng sông chảy qua mang một vẻ đẹp riêng. Hành trình cả ngàn kilômét đi qua 9 tỉnh, thành phố, dòng sông mẹ như nhạc trưởng dẫn dắt bản giao hưởng của thiên nhiên, đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến thú vị khác.

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Thái Lan sắp hủy chương trình miễn thị thực 60 ngày

Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong hôm qua (17/3) cho biết, các bộ, ngành liên quan đã nhất trí về nguyên tắc sẽ giảm thời gian miễn thị thực từ 60 ngày hiện nay xuống còn 30 ngày do quan ngại việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chương trình này để hoạt động bất hợp pháp.

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Cơ hội để "du lịch hoa" trở thành thương hiệu

Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của Yên Bái, 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm Mù Cang Chải đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để thúc đẩy phát triển du lịch, thời gian qua, huyện đã tập trung khai thác tối đa tiềm năng, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát triển du lịch địa phương.

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Cân nhắc khi khai thác du lịch từ phim trường

Những năm gần đây, việc khai thác du lịch từ các phim trường đã trở thành hướng đi hấp dẫn, vừa giúp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư, gia tăng nguồn thu cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận về tính phù hợp của từng phim trường với đặc điểm bối cảnh và điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Khám phá cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Đường Hồ Chí Minh nhánh tây từ Quảng Bình đến Quảng Trị luôn cuốn hút du khách bởi không gian vắng vẻ, yên tĩnh giữa đại ngàn Trường Sơn và những địa danh đã đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Vẻ thâm u nhưng khoáng đạt, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của cảnh quan dọc tuyến đường lịch sử này đang dần mở ra triển vọng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, đưa du khách trở lại với Trường Sơn huyền thoại.

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Xúc tiến quảng bá du lịch tại chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025"và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025

Tại chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" và Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, Lào Cai đã giới thiệu, trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP, du lịch và dự án du lịch.

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

LÀO CAI CÓ HƠN 180 KM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI GIÁP VỚI TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC). DO ĐÓ, LÀO CAI CÓ VỊ TRÍ RẤT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KẾT NỐI DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN VỚI VÙNG TÂY NAM TRUNG QUỐC.

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam tăng vị thế nhờ điểm đến hút khách quốc tế

Thương hiệu du lịch Việt Nam ngày càng có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là ở khu vực châu Á. Báo cáo nghiên cứu của những đơn vị khảo sát du lịch trong và ngoài nước vừa công bố cho thấy, Việt Nam có nhiều địa phương hấp dẫn du khách quốc tế, là điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất.

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Mùa hoa sưa ở Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, trong tiết Xuân với mưa phùn và cái nồm ẩm. Sắc trắng tinh khôi khó lẫn mang lại vẻ đẹp rất riêng cho hoa sưa - dịu dàng mà làm say đắm lòng người.

fb yt zl tw