Phát triển du lịch golf để thu hút dòng khách hạng sang đến Việt Nam

Sản phẩm du lịch golf đã và đang đáp ứng được nhu cầu của du khách phân khúc trung, cao cấp đến tham dự sự kiện, hội nghị, hội thảo kết hợp nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Các golf thủ tham gia giải golf do Chi hội golf du lịch Sài Gòn phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Dương tổ chức.
Các golf thủ tham gia giải golf do Chi hội golf du lịch Sài Gòn phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Dương tổ chức.

Ngày 1/9, ông Trịnh Nguyễn Hùng Dũng, Chủ tịch Chi hội golf du lịch Sài Gòn cho biết, Chi hội đã phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến du lịch Bình Dương tổ chức giải golf giao hữu và ký kết hợp tác khai thác tiềm năng du lịch golf và MICE giữa TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chương trình nhằm khảo sát tiềm năng kết hợp tổ chức khai thác tour golf và MICE tại Bình Dương thông qua các đơn vị lữ hành đầu mối tại TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng tham dự giải là đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Ban chấp hành Chi hội golf du lịch Sài Gòn. Các đơn vị đã thi đấu giao hữu và cùng quảng bá, kết nối, chào bán sản phẩm tour du lịch mới cho các đơn vị tổ chức tour; đồng thời giới thiệu tour du lịch golf và MICE đến các du khách nước ngoài.

"Muốn phát triển du lịch golf và MICE, các công ty lữ hành TP Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng, bởi những đơn vị này có vai trò kết nối với hàng không, sân golf, các địa điểm đến, nhà hàng, khách sạn... để chào bán, giới thiệu cho du khách. Chưa kể, muốn du khách biết đến du lịch golf và MICE thì chính các doanh nghiệp lữ hành TP Hồ Chí Minh cũng phải biết đến sản phẩm này đầu tiên để có thể giới thiệu, chào bán những sản phẩm tốt nhất đến khách hàng", ông Trịnh Nguyễn Hùng Dũng cho biết.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ ký kết hợp tác giữa Chi hội golf du lịch Sài Gòn và Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Dương để cùng phát triển du lịch golf và MICE.
Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ ký kết hợp tác giữa Chi hội golf du lịch Sài Gòn và Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Dương để cùng phát triển du lịch golf và MICE.

Chia sẻ về tiềm năng của thị trường du lịch golf và MICE, bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, thị trường khách du lịch golf đến TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh lân cận đa số từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Dòng khách này thường mua tour theo 3 hình thức combo (vé máy bay + lưu trú + chơi golf), nghỉ dưỡng tại resort kết hợp tham gia giải golf và khách chơi golf kết hợp công việc. Thực tế, các sản phẩm du lịch golf tại Việt Nam cũng đã đáp ứng được nhu cầu của du khách ở phân khúc trung, cao cấp đến tham dự sự kiện, hội nghị, hội thảo kết hợp nghỉ dưỡng. Đây là phân khúc khách có nhu cầu chi tiêu cao nên sẽ đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch. Chưa kể hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang phát triển du lịch golf hướng đến thu hút khách quốc tế từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong bối cảnh du lịch TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đang phục hồi, việc đa dạng sản phẩm để thu hút thêm nhiều phân khúc khách hàng là cần thiết. Du lịch golf đang rất tiềm năng để tạo nên một sản phẩm du lịch mới cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thu hút dòng khách hạng sang. Ngoài ra, trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và chiến lược phát triển du lịch của Thành phố đều đề cập du lịch golf với nhiều triển vọng, có thể khai thác, phát triển để thu hút dòng khách hạng sang với chi tiêu cao. Đặc biệt, du lịch MICE vốn là thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy nếu kết hợp thêm sản phẩm du lịch golf sẽ tạo sự đa dạng, hấp dẫn cho khách trong nước và quốc tế.

Golfer thi đấu tại sân golf Harmonie Golf Park, Bình Dương.
Golfer thi đấu tại sân golf Harmonie Golf Park, Bình Dương.

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là "thiên đường" golf lý tưởng của châu Á, bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể chơi golf quanh năm, rất thuận lợi cho phát triển du lịch golf. Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (WTA) đã bình chọn Việt Nam 6 năm liên tiếp là điểm đến golf hàng đầu châu Á (2017 - 2022) và điểm đến golf hàng đầu thế giới năm 2019, 2021; góp phần khẳng định thương hiệu, sức hút và vị thế của du lịch golf Việt Nam trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, Tạp chí Asia Golf còn công nhận Việt Nam là điểm đến du lịch golf hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một nguồn khích lệ to lớn cho lĩnh vực giàu tiềm năng, tạo cơ hội cho du lịch golf trong nước phát triển.

Để phát triển du lịch golf và MICE, hiện Việt Nam đã có 100 sân golf đang hoạt động, trong đó 32 sân đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc kết hợp khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw