Phát triển du lịch đêm, tạo giá trị gia tăng cao cho du lịch Việt

Nhằm thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách nội địa và quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra Quyết định 1894/QĐ-BVHTTDL về việc Ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đến năm 2025, hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến năm 2025, hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tăng thời gian lưu trú trung bình thêm ít nhất 1 đêm

Quyết định do Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt ký ngày 14/7 nêu rõ:

Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng cường thu hút khách, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa và quốc tế, góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Theo đó, mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, 12 địa điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu có tối thiểu 1 mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Đặc biệt, hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó chú trọng việc tăng thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở các địa bàn thực hiện Đề án ít nhất 1 đêm.

Đến năm 2030, mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại các trung tâm du lịch lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Bà Rịa - Vũng Tàu; Phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông. Hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam.

Đề án đưa ra 5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm như: Mô hình hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; Mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; Mô hình mua sắm, giải trí đêm; Mô hình tham quan du lịch đêm; Mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.

Giải pháp phát triển du lịch đêm

Để thực hiện việc phát triển du lịch đêm, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp gồm: quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đặc biệt, trong giải pháp về cơ chế chính sách, đề án đề xuất: Căn cứ các quy định của pháp luật và chủ trương phát triển kinh tế đêm và điều kiện thực tế, nghiên cứu, xem xét đề xuất điều chỉnh quy định thời gian cung cấp dịch vụ, cho phép tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại 12 tỉnh, thành phố thực hiện đề án.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ và hiệu quả hoạt động du lịch đêm. Triển khai các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ khách du lịch, ưu tiên triển khai ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và thẻ du lịch thông minh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán trực tuyến, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Bên cạnh đó, đề án cũng đặt ra các giải pháp cụ thể như: Khuyến khích các nhà hát, bảo tàng, thư viện, triển lãm, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, thương mại, hệ thống nhà hàng, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, để mở cửa phục vụ du khách về đêm.

Khuyến khích các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng… tổ chức các chương trình tham quan, trải nghiệm đặc sắc, hấp dẫn; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, du lịch tổ chức chương trình phục vụ khách du lịch vào ban đêm.

Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy nâng cấp trang thiết bị theo quy định để đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm.

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm tham quan; các trung tâm thương mại, tổ hợp mua sắm quy mô lớn, chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24h với hàng hóa chất lượng cao, đại diện cho các sản phẩm vùng miền, có thương hiệu, đẳng cấp quốc tế.

Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng hóa, niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định vào ban đêm để phục vụ khách du lịch.

Tăng cường công tác quản lý điểm đến, thiết lập trung tâm hỗ trợ du khách, các ứng dụng trên thiết bị di động, đường dây nóng, để hỗ trợ, cung cấp thông tin và giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ảnh hưởng đến du khách. Bố trí hệ thống camera giám sát và các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực tổ chức hoạt động du lịch ban đêm.

Tại Quyết định, các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao các nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được phân công là đầu mối tổng hợp, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đêm.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại diện Lào Cai đạt 2 giải Nhất tại Liên hoan Làng du lịch cộng đồng Tây Bắc mở rộng năm 2023

Đại diện Lào Cai đạt 2 giải Nhất tại Liên hoan Làng du lịch cộng đồng Tây Bắc mở rộng năm 2023

Tối 19/11, tại Mai Châu (Hòa Bình), UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức bế mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng Tây Bắc mở rộng năm 2023. Làng du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) - đại diện của tỉnh Lào Cai đã đạt 2 giải Nhất nội dung: Thi thuyết minh, giới thiệu về các làng du lịch cộng đồng và thi trưng bày gian hàng giới thiệu các sản phẩm văn hóa - du lịch, quà tặng lưu niệm các sản phẩm OCOP.

Làm gì để du lịch Việt Nam khởi sắc bền vững?

Làm gì để du lịch Việt Nam khởi sắc bền vững?

Đến cuối năm 2023, lượng khách tại các điểm du lịch phục hồi từ 70 - 80%. Để giữ được đà tăng trưởng phục hồi và phát triển trong năm 2024 và các năm tiếp theo, bên cạnh sản phẩm du lịch, các địa phương và doanh nghiệp du lịch đang cần chiến lược xúc tiến quảng bá song hành.

Kinh nghiệm đi du lịch của “gen Z”

Kinh nghiệm đi du lịch của “gen Z”

"Gen Z” là thế hệ những người sinh ra trong thời đại số và được truyền tải nhiều thông tin thông qua mạng xã hội. Vì vậy, xu hướng và thói quen khi du lịch của “gen Z” cũng khác so với các thế hệ trước.

Sắc màu Tà Pạ

Sắc màu Tà Pạ

Với vẻ đẹp say đắm lòng người của đồng lúa Tà Pạ, chắc hẳn đây sẽ là điểm đến tuyệt vời trong hành trình du lịch An Giang.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sắc tại Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sắc tại Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Trong 3 ngày (17-19/11) tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình), UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc. Làng du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) là địa phương đại diện Lào Cai tham gia liên hoan với nhiều hoạt động hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc.

Sa Pa lãng mạn trong sương lạnh đầu đông

Sa Pa lãng mạn trong sương lạnh đầu đông

Giữa tháng 11, ở Sa Pa, nền trời xanh với nắng vàng mùa thu nhường chỗ cho cái lạnh cắt da, cắt thịt. Mùa đông Sa Pa đến đột ngột với nền nhiệt giảm sâu. Cảnh vật, con người ẩn hiện trong lớp sương mù dày đặc những ngày đầu đông thu hút người dân và du khách bởi nét đẹp riêng, yên bình và lãng mạn. 

Săn mây trên đỉnh Phiêng Phàng

Săn mây trên đỉnh Phiêng Phàng

Nằm ở lưng chừng đỉnh Pù Lầu của dãy Phja Bjoóc, thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể có độ cao rất thích hợp để "săn mây" trên các thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

Bàn giải pháp phát triển du lịch nhanh, bền vững

Bàn giải pháp phát triển du lịch nhanh, bền vững

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các tuyến leo núi ở Bát Xát đón trên 4.000 lượt khách trong hơn 2 tháng

Các tuyến leo núi ở Bát Xát đón trên 4.000 lượt khách trong hơn 2 tháng

Theo thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát, từ tháng 9 đến nay, các tuyến leo núi trên địa bàn huyện với các đỉnh núi Lảo Thẩn, Nhìu cồ San, Ky Quan San đã đón trên 4.000 lượt khách du lịch leo núi tham quan, ngắm cảnh, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu vui cho du lịch huyện Bát Xát trong mùa leo núi năm nay.

fb yt zl tw