Phát huy tiềm năng du lịch rừng tràm Trà sư

Để phát huy tiềm năng du lịch (DL) rừng tràm Trà Sư, UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định 2674/QĐ-UBND, ngày 12-11-2021, phê duyệt Đề án 'Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, giai đoạn 2021-2030'. Qua đó, đưa rừng tràm Trà Sư trở thành địa chỉ DL có đẳng cấp quốc gia và quốc tế.

Phát huy tiềm năng du lịch rừng tràm Trà sư ảnh 1
Du khách tham quan rừng tràm Trà Sư. 

Hệ sinh thái đa dạng

Rừng tràm Trà Sư được hình thành năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và ngăn lũ đầu nguồn. Năm 1983, rừng tràm Trà Sư trồng với mục đích cải tạo đất phèn tại xã Văn Giáo, với 845ha. Năm 1991, Chi cục Kiểm lâm An Giang quản lý và UBND tỉnh quy hoạch thành Khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Năm 1999, thử nghiệm DL. Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh An Giang xây dựng rừng tràm Trà Sư trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên để mọi người đến tham quan và nghiên cứu khoa học.

Rừng tràm Trà Sư có tính đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước được bảo vệ, bảo tồn nguồn gene tốt. Có hàng ngàn cá thể của nhiều quần thể chim, cá, loài lưỡng cư, loài bò sát và côn trùng quý hiếm nằm trong "sách đỏ" sinh sống trong rừng. Năm 2016, UBND tỉnh đã phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, diện tích 1.050ha (toàn bộ khu này là rừng đặc dụng), tăng 205ha. Mỗi năm, nơi đây đón hàng ngàn lượt du khách và lượng khách tăng đều qua từng năm

Để đưa rừng tràm Trà Sư trở thành điểm DL có đẳng cấp quốc gia và quốc tế, UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt “Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn năm 2021-2030”. Giai đoạn 2021-2030, tỉnh An Giang coi trọng việc phát triển DL sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, nhằm góp phần bảo tồn rừng đặc dụng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư: “Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư là hệ sinh thái đất ngập nước, nên việc quản lý phải theo cách tiếp cận hệ sinh thái một cách bền vững, vẫn duy trì được các chức năng, giá trị, đặc điểm của hệ sinh thái và tài nguyên đất ngập nước, đặc biệt là rừng tràm, thủy sản, các loài chim và cảnh quan thiên nhiên”. Năm 2021, sau khi đề án DL sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt sẽ tiến hành lập dự án đầu tư DL sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (do chủ rừng tự thực hiện), trình thẩm định và phê duyệt. Giai đoạn 2022-2023, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; từ năm 2024 bắt đầu triển khai các hoạt động DL.

Nhiều loại hình, sản phẩm du lịch

Các loại hình và sản phẩm DL sinh thái tại rừng tràm Trà Sư, gồm: Tham quan các sinh cảnh rừng tràm và đất ngập nước bằng xuồng chèo tay. Trên đường tham quan, du khách sẽ được xem, nghe giới thiệu về các đặc điểm của đất ngập nước và tài nguyên đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước. Du khách được tham quan phòng diễn giải môi trường, trong đó được giới thiệu các mẫu vật tài nguyên sinh vật trưng bày của khu rừng đặc dụng Trà Sư, nghe giới thiệu về các khu rừng đặc dụng, phòng hộ do Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang quản lý (vùng Bảy Núi, núi Sam, núi Sập), về hệ sinh thái đồi núi duy nhất của vùng ĐBSCL. Sinh viên và học sinh các trường đại học và phổ thông của tỉnh An Giang và khu vực được nghe giảng dạy ngoại khóa về hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng tràm, tài nguyên động thực vật và các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên ở rừng đặc dụng Trà Sư.

Các dịch vụ DL và hạ tầng xây dựng, gồm: Nơi tham quan rừng và đất ngập nước (nghe trình bày ở phòng diễn giải môi trường; đi xuồng tham quan và nghe trình bày trên tuyến DL ở hiện trường). Trong khu nhà diễn giải môi trường sẽ bố trí một gian để trưng bày và bán đồ lưu niệm, các sản phẩm được sản xuất, chế biến bằng nguyên - vật liệu của địa phương, các đặc sản tiêu biểu của Trà Sư và tỉnh An Giang. Sử dụng một gian trong khu nhà diễn giải môi trường để làm nơi hướng dẫn cho du khách DL trải nghiệm về tự nấu các món ăn truyền thống bằng nguyên liệu đặc sản của tỉnh An Giang, để hiểu được giá trị văn hóa sau khi nghe giới thiệu về nguồn gốc thực phẩm, văn hóa ẩm thực, giá trị dinh dưỡng.

Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang được xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động DL sinh thái, như: Xây dựng, nâng cấp đường dẫn từ Trạm bảo vệ rừng Trà Sư trên tuyến đê Nhơn Thới đến Khoảnh 6a. Xây dựng bến thuyền xuất phát từ Khoảnh 6a để đưa khách tham quan các sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu phục hồi sinh thái. Xây dựng một điểm cắm trại để làm nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, có tháp vọng cảnh, các quầy giải khát, nơi tổ chức trò chơi hỏi đáp về những điều khách trải nghiệm trên tuyến DL.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư, phương án quản lý rừng bền vững khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư sẽ giúp tỉnh An Giang bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, cảnh quan rừng tràm và đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu. Qua đó, làm cơ sở cho việc hợp tác về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đất ngập nước với các nước vùng hạ lưu sông Mekong; giữ ổn định độ che phủ rừng đạt tỷ lệ trên 68%, đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư từ nay đến năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw