Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch Lai Châu

Tỉnh Lai Châu xác định bản sắc văn hóa các dân tộc và cảnh quan thiên nhiên là hai nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch.

Các cô gái Mông trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

Là vùng biên giới khó khăn với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, Lai Châu đã hóa giải những bất lợi đó nhờ phát huy những giá trị bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc để phát triển du lịch.

Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ đa dạng, đây là những nền tảng để du lịch Lai Châu ngày càng cất cánh.

Giá trị bản sắc riêng của các dân tộc

Dịp nghỉ lễ Tết Độc lập 2/9, Lai Châu được đông đảo du khách cả nước và quốc tế chọn là điểm đến mới mẻ, hấp dẫn.

Để có được ấn tượng tốt đó, tỉnh cùng nhiều địa phương đã tổ chức đồng loạt nhiều chương trình, lễ hội đặc sắc của các đồng bào dân tộc như Thái, Mông, Dao như Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu; Ngày hội Văn hóa Dân tộc Mông huyện Tam Đường, Chương trình Tết Độc lập và Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên...

Tại huyện Than Uyên, Chương trình Tết Độc lập kéo dài 4 ngày nghỉ lễ.

Du khách và người dân cùng hòa vào không gian văn hóa với Hội xòe của người Thái, các nghi lễ của người Mông, thưởng thức ẩm thực vùng cao, cùng trải nghiệm chợ phiên ở các bản.

Chương trình đã trở thành điểm nhấn để thương hiệu của du lịch Lai Châu ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Ông Trần Quang Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Than Uyên, cho biết Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc chủ yếu tập trung vào các hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Thái, Mông như phục dựng lại các lễ hội mừng cơm mới, Lễ hội Kin Pang...

Du khách được hòa mình vào nét sinh hoạt, cùng trải nghiệm những tập tục địa phương nên rất thích thú.

Đồng diễn khèn Mông.

Huyện Tam Đường có đông đảo người Mông sinh sống. Dịp nghỉ lễ năm nay, du khách có nhiều trải nghiệm độc đáo khi Ngày hội Văn hóa Dân tộc Mông huyện Tam Đường được tổ chức ngay tại xã Tả Lèng, nơi có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

Nhiều du khách và người dân lần đầu được tận mắt chứng kiến giải đua ngựa, tận hưởng không gian bình yên, vẻ đẹp của cuộc sống của người vùng cao...

Ông Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu, cho hay Sở đã phối hợp với các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh cụ thể hóa, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết của tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đến nay, nghị quyết đã đi vào cuộc sống và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn, phát huy và lan tỏa.

Lai Châu phục dựng 10 lễ hội, duy trì tổ chức 34 lễ hội. 45 trường học của tỉnh thành lập câu lạc bộ, xây dựng các hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Tỉnh duy trì hoạt động của 864 đội văn nghệ thôn bản, 24 đội văn nghệ xã.

Phát triển sản phẩm du lịch

Tỉnh Lai Châu đang tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch.

Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng tại 5 điểm du lịch có thế mạnh là bản Sin Suối Hồ, bản Vàng Pheo, bản Thẳm, bản Sì Thâu Chải và bản San Thàng.

Đặc biệt, năm 2023, bản Sin Suối Hồ nhận Giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN lần thứ 3.

Một tiết mục văn nghệ của bà con nhân dân bản Sin Suối Hồ tại lễ công bố Giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN lần thứ 3.

Lai Châu đang ngày càng trở thành điểm nhấn trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc.”

Tuyến sản phẩm chợ phiên, chợ đêm vùng cao như chợ San Thàng (thành phố Lai Châu), chợ phiên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ), chợ phiên Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ), chợ phiên Tà Mung (huyện Than Uyên)... với sự nổi bật là sắc màu trang phục truyền thống, văn hóa ẩm thực và sản vật vùng cao đang cho thấy hiệu quả.

Tỉnh tiếp tục phát triển hoàn thiện các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và sản phẩm nông nghiệp địa phương với các điểm nhấn nổi bật như: Khu Du lịch Sinh thái Cầu kính Rồng Mây, Khu Du lịch Sinh thái đèo Hoàng Liên Sơn, cung đường ruộng bậc thang Thu Lũm (huyện Mường Tè), làng cá Thẩm Phé (Than Uyên)...

Một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng của Lai Châu đang xây dựng là du lịch thể thao mạo hiểm (dù lượn) và các tour khám phá, chinh phục các đỉnh núi cao như Pusilung, Putaleng, Bạch Mộc Lương Tử, Tả Liên Sơn...

Ông Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh tỉnh xác định bản sắc văn hóa các dân tộc và cảnh quan thiên nhiên là hai nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch.

Vì thế, các sản phẩm văn hóa du lịch của Lai Châu thể hiện sự độc đáo, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút du khách.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng năm nay, toàn tỉnh ước đón hơn 799.000 lượt khách, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu ước đạt hơn 586 tỷ đồng.

So với các trung tâm du lịch trong nước, đây là con số khiêm tốn nhưng đối với tỉnh vùng khó Lai Châu là nỗ lực rất lớn.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

fb yt zl tw