Hòa mình vào Lễ hội Háu Đoong của người Giáy ở Lai Châu

Lễ hội Háu Đoong của người Giáy được tổ chức vào 2 ngày 22 và 23/7. Năm nay, lễ hội được tổ chức ở 2 địa điểm tại phường Quyết Thắng và xã San Thàng, thành phố Lai Châu, nơi sinh sống tập trung của người Giáy ở Lai Châu.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu.

“Háu Đoong” theo tiếng Giáy là vào rừng cúng thần rừng. Dân tộc nào sống trên vùng đất nào thì thờ cúng thần linh trên vùng đất đó, cầu mong cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, vật nuôi sinh sôi nảy nở, không bị bệnh dịch; người dân khỏe mạnh, mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no hạnh phúc.

Lễ cúng rừng diễn ra dưới một gốc cây to cổ thụ lâu năm ở gần mó nước trong rừng tại bản Nậm Loỏng 1, phường Quyết Thắng. Đây là khu rừng chung của các bản, mọi người có trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ đầu nguồn nước, không ai được tự tiện chặt phá rừng. Lễ vật cúng rừng là 1 con lợn và 5 con gà được bày trí chung quanh gốc cây cổ thụ. Giọng cúng thầy mo vang lên, hòa vào không gian của khu rừng mời các thần linh chứng giám; xin thần linh bảo hộ cho dân bản với những điều tốt đẹp. Sau lễ cúng, bữa cơm cộng đồng được tổ chức và thống nhất thời gian cấm bản, mọi người không đi lao động sản xuất từ 2 - 3 ngày.

Thi giã bánh giầy tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu.

Thi làm bánh giầy tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu.

Người Giáy có nhiều lễ hội trong năm như: Tú Ti, Láng Na, Háu Đoong… Lễ cúng thần rừng được tổ chức 2 lần/năm vào ngày mùng 3/3 và ngày 6/6 âm lịch để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần rừng.

Đi chơi hội, người Giáy mặc trang phục truyền thống, hòa mình vào không gian của các trò chơi như: đi cà kheo, tó má lẹ, tó tòm, bịt mắt bắt vị; tham gia hội thi cắt bánh phở, giã bánh giầy… Em Vàng Thị Bằng Lăng (sinh năm 2008, ở phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu) chia sẻ: “Chúng em được ông bà, cha mẹ truyền lại cho những văn hóa như nghi lễ, trang phục… đặc trưng của dân tộc mình. Chúng em sẽ cố gắng không phụ lòng của những người đi trước, tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội Háu Đoong không chỉ có ý nghĩa về giá trị tinh thần mà còn khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng gần gũi, hòa đồng, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, coi rừng là cuộc sống".

Những năm qua, tỉnh Lai Châu tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát triển, phát huy văn hóa của các đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Giáy nói riêng. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17/02/2021 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn liền với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến 2030.

Thi cắt bánh phở tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu.

Trẻ em tham gia trò chơi dân gian bịt mắt bắt vịt tại lễ hội Háu Đoong.

Ông Trần Đình Tiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố lai Châu cho biết: Qua lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, lễ hội là dịp để địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến du khách về con người và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Giáy vùng Tây Bắc.

Tái hiện hát se duyên của đồng bào dân tộc Giáy tại lễ hội Háu Đoong.

Người Giáy còn gọi là Pú Giáy hoặc Hún Giáy sinh sống rải rác tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu với khoảng 14.000 người. Người Giáy canh tác trên các mảnh ruộng tương đối bằng phẳng để trồng lúa, trồng ngô và làm các loại bánh truyền thống. Tại thành phố Lai Châu, dân tộc Giáy sinh sống chủ yếu tại phường Quyết Thắng và xã San Thàng.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw