Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Phát hiện và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ

Phát hiện và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ

 Những năm gần đây, tình trạng trẻ bị tự kỷ đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa, cơ sở giáo dục hòa nhập ngày càng nhiều.

k1.jpeg

Thay vì đến trường như các bạn cùng trang lứa, bé V.B.P. (48 tháng tuổi, ở thành phố Lào Cai) vẫn đang bi bô tập nói cùng các bác sỹ tại phòng trị liệu dành cho trẻ tự kỷ ở Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh). Bố mẹ đi làm xa từ lúc P. mới 1 tuổi, từ đó em sống cùng ông bà nội. Lên 2 tuổi, P. không chịu giao tiếp với người xung quanh. Sau đó, em còn thay đổi tâm lý, khóc cười vô cớ và la hét khó kiểm soát, khiến ông bà lo lắng. Đưa P. đi khám, cả gia đình hốt hoảng khi bác sỹ kết luận em mắc chứng tự kỷ không điển hình.

Còn bé N.T.H. (5 tuổi, ở thị xã Sa Pa) mặc dù đã đi học mẫu giáo nhưng chậm nói so với các bạn cùng lớp. H. ít chơi với các bạn, đôi khi tỏ ra cáu gắt, khó chịu vô cớ với mọi người. Một thời gian dài, chị V.T.H. (mẹ bé H.) mới đưa con đi khám, bác sỹ kết luận bé H. mắc chứng tự kỷ dạng nhẹ. Chị V.T.H. bộc bạch: Năm 2019 và 2020, dịch Covid-19 liên tục bùng phát nên con ít được giao tiếp với mọi người vì thường xuyên phải cách ly. Thời điểm đó, con sử dụng ipad, điện thoại để xem hoạt hình nhiều hơn. Tôi không ngờ đó lại là nguyên nhân khiến con chậm nói và nghiêm trọng hơn là bị tự kỷ.

k2.jpeg
Các bác sĩ Khoa Nội Nhi (Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh) can thiệp vật lý trị liệu, tập vận động cho trẻ.

Bác sỹ Trịnh Thị Nga, Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) cho biết: Tự kỷ có rất nhiều dạng, với mức độ biểu hiện khác nhau, như tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, không giao tiếp với mọi người, chỉ tập trung ở điều mà bé thích, nói, cười không nhìn mặt người đối diện… Tự kỷ làm cho trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho trẻ do các hành động tự gây hại và quậy phá.

Biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ tự kỷ là chậm nói hoặc nói những từ ngữ không có nghĩa, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, có những hành vi lặp đi lặp lại. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng luôn có những hành vi bất thường. Nhiều phụ huynh không chú ý đến những thay đổi khác thường ở con trẻ hoặc cho đó là điều bình thường, nên khi phát hiện thì bệnh của trẻ đã nặng.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh, số lượng trẻ tự kỷ, đặc biệt là những trẻ có biểu hiện chậm nói, rối loạn ngôn ngữ có chiều hướng gia tăng. Năm 2022, Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) tiếp nhận, điều trị 1.487 lượt trẻ, trong đó 309 ca điều trị trẻ tự kỷ và 98 ca điều trị trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây chỉ là thống kê chưa đầy đủ, bởi trên thực tế, còn rất nhiều trẻ tự kỷ đang điều trị tại các cơ sở giáo dục hòa nhập khác.

Tiến sỹ Tâm lý học Vũ Thanh Châu, cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống NewLife (phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai) cho biết: Hiện nay, phương pháp giáo dục 1-1 đang là phương pháp điều trị tối ưu nhất với trẻ tự kỷ. Tùy mức độ nặng nhẹ, các bác sỹ/cô giáo sẽ có phương pháp và lộ trình điều trị thích hợp cho từng cháu, với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, như nhận biết màu sắc, chơi đồ vật phối hợp nói, dạy chào - hỏi, tập vật lý trị liệu…

Nguyên nhân chính gây chứng tự kỷ là do rối loạn hệ thần kinh, biến đổi gen, rối loạn nhiễm sắc thể… ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Ngoài ra, môi trường sống và phương pháp giáo dục trẻ cũng là một trong những tác nhân khiến chứng tự kỷ trở nên nghiêm trọng hơn. Thống kê sơ bộ tại Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) cho thấy, 80% ca đang điều trị đều sống ở khu vực thành phố, thị xã. Điều đó phần nào lý giải nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ. Một trong những nguyên nhân đó là do bố mẹ thiếu quan tâm đến các con; để trẻ tiếp xúc với công nghệ từ sớm, chơi điện tử quá nhiều...

k3.jpeg
Phương pháp giáo dục 1-1 đang là phương pháp điều trị tối ưu nhất với trẻ tự kỷ.

Bác sỹ Trịnh Thị Nga, Khoa Nội - Nhi (Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh) khuyến cáo: Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con mình, chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để sớm phát hiện căn bệnh này và đưa trẻ đến bác sỹ nhi, nhà tâm lý học... để được chữa trị đúng cách. Không có cách nào làm biến mất chứng tự kỷ, việc trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng.

k4.jpeg

Một đứa trẻ khỏe mạnh không chỉ cần tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng, mà còn phải có trí tuệ phát triển tương ứng với lứa tuổi. Khi trẻ có thái độ hoặc hành vi không bình thường, không phù hợp với cách ứng xử như những trẻ khác cùng lứa tuổi, hạn chế về giác quan, vận động, ngôn ngữ... phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở khám, chữa bệnh và can thiệp giáo dục hòa nhập cho trẻ trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xin đừng “buông tay”

Xin đừng “buông tay”

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… đăng tải nhiều vụ việc liên quan đến người trẻ có hành vi tự tử, gây ra sự lo lắng và đau thương cho gia đình, bạn bè và cộng đồng. Người trẻ tự tử đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.

Trào lưu Food review

Trào lưu Food review

Ngày nay, nhiều người thường có thói quen vào các trang mạng xã hội để tìm kiếm đánh giá, nhận xét về các địa điểm ăn uống, vui chơi. Đó cũng là cơ hội để cho nghề food review (đánh giá ẩm thực) ra đời. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ tại Lào Cai đã nhanh chóng “bắt nhịp”, thử sức với nghề food review.

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Người cao tuổi thời 4.0

Người cao tuổi thời 4.0

Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng mọi nơi, người cao tuổi cũng làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh. Nhờ internet và mạng xã hội, người cao tuổi được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu, giao lưu bạn bè, tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe…

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Năm 2023, các cấp hội chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức 16 đợt tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện và tiếp nhận gần 8.400 đơn vị máu, vượt 11% kế hoạch đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã vận động và tiếp nhận gần 4.000 đơn vị máu, tiếp tục góp phần cung cấp nguồn máu cho việc cấp cứu và điều trị người bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc, những mùa hoa bản địa tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng đang thu hút du khách đến với Lào Cai. Du lịch mùa hoa đã và đang tạo thương hiệu riêng khi gắn với hoạt động du lịch của mỗi địa phương.

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tập huấn, dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề, tạo việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống cho hội viên, nông dân.

Xây dựng trường học an toàn

Xây dựng trường học an toàn

Trước nguy cơ nhiều đối tượng xấu tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ học sinh hút thuốc lá điện tử, tham gia đánh nhau, tổ chức đua xe, thậm chí sử dụng ma túy… các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, giúp học sinh nhận diện hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ bản thân trước những cám dỗ.

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, những năm qua, đội ngũ thầy giáo, cô giáo của Khoa Văn hóa - Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Lào Cai) vượt qua rất nhiều khó khăn, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, nghệ thuật cho hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc, góp phần ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng nghệ thuật bay xa.

Bắt nhịp sống xanh

Bắt nhịp sống xanh

Những năm gần đây, “sống xanh” là xu hướng phổ biến của phong cách sống hiện đại trong giới trẻ. Với những thông điệp ý nghĩa, hành động thiết thực, “sống xanh” dần trở thành tiêu chuẩn chung trong thời đại mới, tác động tích cực tới suy nghĩ, hành động của mỗi người.

Chăm lo cho người lao động

Chăm lo cho người lao động

Trước khó khăn chung của nền kinh tế, trong khi nhiều doanh nghiệp nợ lương người lao động, cắt giảm nhân sự, thậm chí phải tạm dừng hoạt động, vẫn có những doanh nghiệp giữ được nhịp tăng trưởng, quan tâm, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

Xa rồi thời băng đĩa

Xa rồi thời băng đĩa

Một ngày lang thang hóng gió, tôi bất ngờ nhìn thấy một cửa hàng băng đĩa cũ kỹ, nép mình “lạc lõng” giữa tuyến phố Cốc Lếu (thành phố Lào Cai). Cửa hàng chỉ rộng khoảng chục m2, như một “nốt trầm” giữa phố xá sầm uất. Có lẽ đây là cửa hàng bán băng đĩa duy nhất còn lại ở thành phố này.

Những quán cafe “mộc” bình yên

Những quán cafe “mộc” bình yên

Gỗ là chất liệu được sử dụng trong kiến trúc Việt Nam khá nhiều vì tạo hiệu ứng ấm áp, gần gũi. Sự mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần tinh tế sang trọng của gỗ trở thành điểm đặc biệt trong các thiết kế quán cafe.

Góc nhỏ từ tâm

Góc nhỏ từ tâm

Đam mê công việc làm tóc và mong muốn dùng chút công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn, Đại Hải đã quyết định mở một tiệm cắt tóc mang tên Góc nhỏ từ tâm.

Gặp lại “vua dứa” Thào Dìn

Gặp lại “vua dứa” Thào Dìn

Không biết mảnh đất biên giới Cốc Phương (Bản Lầu, Mường Khương) đã chọn ông hay chính ông đã chọn mảnh đất này làm nơi bắt đầu cuộc sống mới, để rồi ông đã trở thành một phần lịch sử khi góp phần tạo nên bước đột phá về tư duy sản xuất, biến mảnh đất cằn cỗi trở thành vùng sản xuất dứa lớn nhất khu vực Tây Bắc, những nông dân quanh năm nghèo đói trở thành những tỷ phú. Người dân nơi đây trìu mến gọi ông là “vua dứa” Thào Dìn.

Những “Gen Z” kể chuyện thời trang bằng… văn hoá

Những “Gen Z” kể chuyện thời trang bằng… văn hoá

Đỗ Ngọc Duyên và Phạm Thị Huệ Anh là 2 nhà thiết kế trẻ sinh ra và lớn lên tại Lào Cai. Chính nét thơ của đất trời Tây Bắc đã nuôi dưỡng tình yêu với trang phục thổ cẩm và đem đến cho họ chất liệu sáng tác mang màu sắc riêng.

Cô giáo người Tày yêu nghề

Cô giáo người Tày yêu nghề

Yêu nghề, năng động, sáng tạo cùng sự thân thiện, đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp cô giáo Hoàng Thị Luyến (dân tộc Tày), sinh năm 1986, Trường THCS Bảo Nhai (huyện Bắc Hà).

Đào tạo lao động có tay nghề: Cơ hội và thách thức

Đào tạo lao động có tay nghề: Cơ hội và thách thức

Phát triển nguồn nhân lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức tầm quan trọng đó, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích đào tạo lao động có tay nghề.

fbytzltw