Phát hiện mới về mối liên hệ giữa chứng COVID kéo dài và bệnh tim

Các nhà nghiên cứu của Australia đã phát hiện ra các dấu hiệu viêm trong máu của những bệnh nhân có tình trạng COVID kéo dài (hay còn được gọi là "long COVID”), qua đó có thể giải thích tại sao nhiều người mắc các vấn đề về tim.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu, minh họa
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu, minh họa

Theo nghiên cứu mà Đại học Queensland công bố ngày 31/10, các nhà khoa học đã lấy mẫu máu của 50 người tham gia trên cả nước Australia, với 3 nhóm gồm những người chịu tình trạng COVID kéo dài hơn một năm, đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 hoặc chưa bao giờ nhiễm virus SARS-CoV-2.

Kết quả xét nghiệm mẫu máu của những người này cho thấy nồng độ tăng cao trong máu của cytokine, một loại protein kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể.

Bà Kirsty Short - một thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc đại học trên, cho biết các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sau đó đã phát hiện ra rằng cytokine ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tế bào cơ tim, tế bào thực hiện chức năng bơm máu của tim. Bà giải thích: "Những loại tế bào đặc biệt này là những đơn vị cơ bản cho trái tim của chúng ta, vì vậy việc những tế bào này bị tổn thương có thể dẫn đến các triệu chứng tim mạch".

Theo bà Kirsty Short, phát hiện này cung cấp những hiểu biết quan trọng về tình trạng COVID kéo dài và có thể mang lại cơ hội cải thiện chẩn đoán, điều trị và nhận thức về căn bệnh này.

Ngoài các nhà khoa học của Đại học Queensland, công trình còn có sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Đại học Flinders, Đại học Adelaide, Đại học Quốc gia Australia và một số viện nghiên cứu y khoa hàng đầu của quốc gia châu Đại Dương này.

Theo suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

fbytzltw