Phát hiện ít nhất 150.000 tấn nước đóng băng trên đỉnh núi lửa cao nhất sao Hỏa

Nước đóng băng lần đầu tiên được phát hiện trên những ngọn núi lửa xích đạo khổng lồ của sao Hỏa, bất chấp suy đoán trước đây rằng sự hiện diện của nước ở đây là bất khả thi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một lớp nước đóng băng mỏng trên đỉnh các ngọn núi lửa ở vùng Tharsis của sao Hỏa - ngọn núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời, cao gấp 3 lần Everest. Trong những tháng lạnh hơn, lớp băng này có thể chứa tới 150.000 tấn nước, tương đương với 60 bể bơi Olympic.

"Chúng tôi nghĩ rằng băng giá khó có thể hình thành xung quanh đường xích đạo của sao Hỏa vì sự kết hợp giữa ánh nắng Mặt trời và bầu khí quyển mỏng khiến nhiệt độ trong ngày tương đối cao ở cả bề mặt và đỉnh núi - không giống như những gì chúng ta thấy trên Trái Đất - nơi bạn có thể nhìn thấy những đỉnh núi băng giá", chủ nhiệm nghiên cứu Adomas Valantinas, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Brown cho hay trong một thông báo.

Ảnh minh họa: Getty
Ảnh minh họa: Getty

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng băng giá ngưng tụ dọc theo đỉnh núi mỗi đêm, trước khi bốc hơi dưới sức nóng của mặt trời buổi sáng. Phát hiện này có thể đóng vai trò quan trọng cho việc lập mô hình sự tồn tại của nước trên sao Hỏa và có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm của con người trong tương lai.

Băng giá lần đầu tiên được phát hiện bởi Tàu quỹ đạo Trace Gas Orbiter (TGO) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu khi nó ghi lại những bức ảnh màu có độ phân giải cao vào sáng sớm. Sau khi phân tích 30.000 hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò này, các nhà nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của băng giá, đó là một lớp màu xanh da trời hình thành trong các vi khí hậu của sao Hỏa từ không khí mát mẻ thổi lên các đỉnh núi.

Nhà nghiên cứu Valantinas cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy có thể là tàn dư của chu kỳ khí hậu cổ xưa trên sao Hỏa hiện đại, nơi có lượng mưa và thậm chí có thể có tuyết rơi trên những ngọn núi lửa này trong quá khứ”.

Với sự tồn tại của băng giá được xác nhận, Valantinas sẽ tiếp tục nghiên cứu môi trường sao Hỏa - đặc biệt là các hồ thủy nhiệt cổ xưa có thể hỗ trợ sự sống của vi sinh vật. Một ngày nào đó, các mẫu từ những lỗ thông hơi này có thể được mang đến Trái đất để nghiên cứu bởi Sứ mệnh Trả mẫu do NASA đề xuất.

Các mẫu bụi của sao Hỏa và thậm chí cả bằng chứng về sự sống cổ xưa có thể đã được thu thập bởi tàu thám hiểm Perseverance, tàu đã khám phá miệng núi lửa Jezero từ năm 2021. Ban đầu, NASA lên kế hoạch cho một sứ mệnh thu hồi sẽ khởi động vào khoảng năm 2026 nhưng hiện nay nó đã bị trì hoãn tới năm 2040 do những vấn đề về ngân sách. NASA hiện đang thu hút các đề xuất từ các công ty tư nhân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện sứ mệnh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ông Mark Rutte

NATO sắp có Tổng thư ký mới

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiều khả năng sẽ thay thế ông Jens Stoltenberg được bầu làm Tổng thư ký mới của NATO tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào trung tuần tháng 7 tới tại Washington, Mỹ sau khi ứng cử viên cạnh tranh cuối cùng là Tổng thống Romania Klaus Iohannis tuyên bố rút lui.

Campuchia kỷ niệm 47 năm con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Campuchia kỷ niệm 47 năm con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot

Ngày 20/6, Lễ kỷ niệm 47 năm con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot (20/6/1977-20/6/2024) được tổ chức trọng thể tại Khu di tích lịch sử quân sự Techo Koh Thmor X16, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum dưới sự chủ trì của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet.

Trung bình mỗi năm có 350 người tại New York chết vì nắng nóng

Trung bình mỗi năm có 350 người tại New York chết vì nắng nóng

Nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới từ châu Á, Trung Đông, đến châu Âu, Bắc Mỹ. Hàng chục ca tử vong đã xảy ra liên quan đến thời tiết nắng nóng. Nhiều nơi chính quyền đã kích hoạt các biện pháp ứng phó để cứu người cũng như cảnh báo cư dân cũng như du khách cách bảo vệ bản thân trước các đợt nắng nóng đến sớm bất thường vào đầu mùa hè.

Hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ có đặt nền móng cho hòa bình Ukraine?

Hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ có đặt nền móng cho hòa bình Ukraine?

Thế giới đang hướng sự quan tâm về Thụy Sĩ, nơi hơn 90 phái đoàn các nước cùng nhau nghiên cứu các đề xuất hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine. Tổng thống Ukraine coi hội nghị là nền móng tạo nên lịch sử; song nhiều đại diện tham dự hội nghị lại không mấy lạc quan về một kết quả thành công khi thiếu vắng sự tham gia của Nga. 

fb yt zl tw