Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

17-7-dinh-kien-nghe-nghiep-3375.jpg
Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM).

Câu chuyện “con trai phải học kỹ thuật, con gái nên theo sư phạm mầm non” trở thành “khuôn mẫu” vô hình, tạo ra rào cản và nỗi lo cho cả học sinh và phụ huynh, làm mất đi sự đa dạng cần thiết cho thị trường lao động.

"Chiếc hộp" định kiến

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng đến, bên cạnh việc tìm hiểu về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, không ít học sinh và phụ huynh phải đối mặt với một câu hỏi mang nặng tính xã hội: “Ngành này có hợp với giới tính của con không?”. Nỗi lo này không phải vô căn cứ. Nó xuất phát từ quan niệm đã tồn tại qua nhiều thế hệ có những công việc được “mặc định” dành riêng cho nam giới và ngược lại.

Đối với nam sinh có nguyện vọng theo đuổi các ngành học được cho là “nữ tính” như giáo dục mầm non, công tác xã hội hay tâm lý học, rào cản đầu tiên và lớn nhất thường đến từ chính gia đình và bạn bè.

Chị Mai Lan, phụ huynh ngụ tỉnh Tây Ninh chia sẻ, con trai chị thích trẻ con, có năng khiếu văn nghệ, kể chuyện và tính cách kiên nhẫn nên mong muốn trở thành giáo viên mầm non. Tuy nhiên, khi họ hàng biết thì đều gạt đi và nói nghề này vất vả, lương thấp và không phù hợp với đàn ông. “Tôi luôn ủng hộ con nhưng tâm lý chung như bao phụ huynh khác, tôi sợ con mình bị dị nghị, khó xin việc”, chị Mai Lan tâm sự.

Ngược lại, các nữ sinh đam mê lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học không tránh khỏi những định kiến tương tự. Những ngành như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng từ lâu đã được xem là “thế giới của đàn ông”. Các bạn nữ yêu thích những lĩnh vực này thường phải nghe những lời can ngăn như: “Con gái học kỹ thuật vất vả lắm”, “nghề này khô khan, suốt ngày máy móc, không hợp với con gái” hay “làm sao cạnh tranh lại với các bạn nam”.

Áp lực này khiến nhiều nữ sinh tài năng, có tư duy logic tốt phải chùn bước, lựa chọn những ngành nghề được cho là “an toàn” và “nhẹ nhàng” hơn như khối ngành về kinh tế, ngôn ngữ hay quản trị.

Nỗi lo của học sinh và phụ huynh không chỉ dừng lại ở việc chọn sai ngành, mà còn là tương lai bấp bênh khi phải làm một công việc không có đam mê, dẫn đến hiệu suất thấp, dễ chán nản và không có cơ hội thăng tiến. Áp lực từ định kiến giới đang vô hình tạo ra một thế hệ lao động đi theo những lối mòn có sẵn, thay vì bứt phá và tạo ra những giá trị mới.

Theo các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp, thực tế, sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng trong các ngành nghề không chỉ giới hạn cơ hội phát triển của cá nhân mà còn tạo ra những hệ lụy lâu dài cho xã hội. Nó làm lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao, khi những người có năng lực và đam mê không được làm công việc phù hợp chỉ vì giới tính của họ.

17-7-dinh-kien-nghe-nghiep-2-9182.jpg
Sinh viên tại Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (TPHCM).

Phá rào cản, mở rộng cơ hội

Trước thực trạng đáng báo động về định kiến giới trong định hướng nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý và giới đã lên tiếng mạnh mẽ, khẳng định việc lựa chọn ngành nghề cần dựa trên năng lực, sở thích và đam mê của mỗi cá nhân, thay vì những khuôn mẫu giới tính lỗi thời.

Bà Nguyễn Thị Oanh - Phó Giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xóa bỏ rào cản giới trong giáo dục. Việc học ngành gì hay làm nghề gì là sở thích và khả năng của mỗi người, hoàn toàn không phụ thuộc vào giới tính. Việc áp đặt khuôn mẫu chính là giới hạn quyền tự do của con người, kìm hãm sự sáng tạo và cống hiến của mỗi giới cho sự phát triển của cộng đồng.

Theo bà Oanh, định kiến này không chỉ gây hại cho cá nhân mà còn cho cả nền kinh tế. “Để khắc phục, tôi đề xuất cần có những biện pháp đồng bộ từ việc tuyên truyền luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, rà soát và cải tiến sách giáo khoa theo hướng nhạy cảm giới, cho đến việc có những chính sách ưu tiên cụ thể để thu hút cả nam và nữ vào những ngành nghề vốn bị mất cân bằng giới”, bà Oanh cho hay.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Hoa - Quản lý Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (Linh Xuân, TPHCM) chia sẻ, thực tế có những tranh cãi trong xã hội khi trường đại học thưởng tiền cho nam sinh học ngành mầm non, cho thấy định kiến về giới còn rất lớn. Nhiều phụ huynh mang tâm lý e ngại, cho rằng thầy giáo không thể chăm sóc trẻ khéo léo, kiên nhẫn bằng cô giáo, đặc biệt với các bé gái.

Tuy nhiên, bà Hoa khẳng định đây là quan niệm sai lầm. Nam giới hoàn toàn có những thế mạnh riêng khi làm giáo viên mầm non. Các thầy giáo có thể mang đến cho trẻ, đặc biệt các bé trai, một hình mẫu để học hỏi. Sự năng động, mạnh mẽ của các thầy trong các hoạt động thể chất, các trò chơi sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

“Việc thiếu vắng hình mẫu nam giới trong môi trường giáo dục đầu đời là thiệt thòi cho trẻ. Tôi ủng hộ mạnh mẽ việc các bạn nam vượt qua định kiến để theo đuổi đam mê, bởi cơ hội nghề nghiệp cho các thầy giáo mầm non là rất rộng mở và họ được các cơ sở giáo dục uy tín săn đón”, bà Hoa nhấn mạnh.

Về phía các ngành kỹ thuật, TS Phan Thanh Minh - Trưởng khoa Khai thác Hàng không, Học viện Hàng không Việt Nam cho rằng, quan niệm “phụ nữ không hợp với máy móc” là điều đã lỗi thời. Trong thời đại công nghiệp 4.0, kỹ thuật không còn là cuộc chơi của sức mạnh, mà trở thành sân khấu của tư duy logic, sự tỉ mỉ, sáng tạo - những điểm mạnh mà nữ sinh hoàn toàn có thể phát huy.

“Tại Học viện Hàng không Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến khích nữ sinh theo học ngành kỹ thuật bằng môi trường học tập cởi mở, bởi sự đa dạng nhằm mang lại những góc nhìn khác biệt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Điều quan trọng nhất, chính các bạn trẻ phải đủ dũng cảm bước ra khỏi định kiến. Chọn nghề không phải vì giới tính, mà vì đam mê, năng lực và lòng kiên trì”, TS Minh nhấn mạnh.

Theo Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 - 2024, tỷ số giới tính khi sinh, vốn phản ánh sự cân bằng tự nhiên giữa trẻ trai và trẻ gái khi ra đời, theo chuẩn mực sinh học ở mức 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Khi tỷ số này vượt quá 106, cho thấy có sự khác biệt với mức sinh học bình thường và phản ánh những can thiệp có chủ ý trên khía cạnh về giới. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót khi thực hiện công tác đặc xá

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót khi thực hiện công tác đặc xá

Thủ tướng yêu cầu trong thực hiện công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) cần bảo đảm công khai, minh bạch, theo quy trình chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng điều kiện quy định pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót.

Đọc sách thời đại số

Đọc sách thời đại số

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc đọc sách không còn bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị số và ứng dụng đọc, nghe sách, hành trình đến với tri thức của mỗi người đã trở nên linh hoạt, thuận tiện và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.

Tăng tốc xóa nhà tạm, dột nát trên toàn quốc

Tăng tốc xóa nhà tạm, dột nát trên toàn quốc

Các địa phương trên cả nước đang tăng tốc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7; hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8. Đến nay, 18/34 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

10 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Lào Cai về Thủ đô đón hè ý nghĩa

10 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Lào Cai về Thủ đô đón hè ý nghĩa

"Đây là mùa hè vui nhất đối với em. Em sẽ kể về chuyến đi ý nghĩa này cho các bạn trong bản. Em đã được tham quan, Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm), Văn Miếu, về thăm Lăng Bác Hồ… những nơi mà trước kia em chỉ biết qua ti vi". Đó là lời chia sẻ đầy hồn nhiên của em Vàng Thị Bầu, một trong những em nhỏ đặc biệt vừa có chuyến nghỉ hè đáng nhớ tại Hà Nội.

Nghị lực vượt khó của nam sinh thủ khoa tổ hợp A00

Nghị lực vượt khó của nam sinh thủ khoa tổ hợp A00

Cùng với Nguyễn Diệu Linh (Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi), em Trần Hữu Thịnh (lớp 12A1, trường Trung học phổ thông Hưng Nhân) là gương mặt xuất sắc của tỉnh Hưng Yên trên “bảng vàng” thủ khoa tổ hợp A00 cả nước với điểm số tuyệt đối 30/30 điểm ở 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học.

Công an xã Bát Xát khởi công xây nhà cho hộ nghèo

Công an xã Bát Xát khởi công xây nhà cho hộ nghèo

Thực hiện phương châm “Khi dân cần, khi dân khó có Công an”, ngày 16/7, Công an xã Bát Xát phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình ông Pon Văn Soang, hộ nghèo cư trú tại tổ 14, xã Bát Xát.

“Bốn nhanh” giải quyết thủ tục hành chính ở Tân Hợp

“Bốn nhanh” giải quyết thủ tục hành chính ở Tân Hợp

Ngay sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, xã Tân Hợp đã phát động phong trào thi đua "Sáng tạo trong công vụ, tận tụy phục vụ Nhân dân" với phương châm "Bốn nhanh", qua đó thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành, xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân.

50 cán bộ y tế xã được tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

50 cán bộ y tế xã được tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sở Y tế tỉnh Lào Cai vừa tổ chức lớp tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” cho 50 cán bộ y tế đến từ 25 trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh thuộc Dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Cảnh báo mưa dông

Cảnh báo mưa dông

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, sẽ có một đợt mưa lớn trên địa bản tỉnh trong vài giờ tới.

fb yt zl tw