Ô tô có được chở quá số người trên đăng ký xe?

Nhiều câu hỏi thắc mắc của bạn đọc về các trường hợp ô tô chở quá số người trên đăng ký xe, ví dụ như xe ghi 5 chỗ ngồi nhưng lại chở đến 6 - 7 người, vậy chở quá số người như thế có bị Cảnh sát giao thông (CSGT) phạt không và nếu có thì mức phạt như thế nào?

Tùy từng trường hợp, việc chở quá đông người trên xe sẽ bị phạt từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.
Tùy từng trường hợp, việc chở quá đông người trên xe sẽ bị phạt từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.

Trả lời câu hỏi trên, Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Công ty Luật Intercode, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Việc ô tô tùy từng loại có chở thêm một vài người trên xe trong một số trường hợp vẫn được chấp nhận và không bị xử phạt. Số người cho phép chở thêm được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (Nghị định 100).

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100, người điều khiển phương tiện giao thông được phép chở thêm một số người nhất định, cụ thể:

- Xe dưới 10 chỗ ngồi: Được phép chở quá 1 người;

- Xe 10 - 15 chỗ ngồi: Được phép chở quá 2 người;

- Xe 16 - 30 chỗ ngồi: Được phép chở quá 3 người;

- Xe trên 30 chỗ ngồi: Được phép chở quá 4 người;

Đối với trường hợp chở quá số người quy định nói trên, tài xế sẽ bị CSGT phạt tiền với mức 400-600 nghìn đồng/người vượt quá.

Còn tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định 100, đối với xe chở khách chạy tuyến cố định trên 300 km, mỗi người chở quá sẽ bị phạt khá nặng, ở mức từ 1 - 2 triệu đồng.

Như vậy, đối với xe có đăng ký 5 chỗ ngồi, vẫn có thể chở được 6 người; còn xe 7 chỗ vẫn chở được 8 người bao gồm cả lái xe mà không bị CSGT xử phạt.

Tuy nhiên, các chuyên gia về lái xe an toàn khuyên rằng, dù quy định có phép chở thêm một số người nhất định nhưng lái xe chỉ nên chở đúng số người theo thiết kế bởi nhà sản xuất đã tính toán để ô tô có thể vận hành tốt và an toàn nhất khi chở tối đa số người như vậy.

Ngoài ra, nhà sản xuất cũng chỉ bố trí số dây an toàn đúng theo số chỗ ngồi, do vậy nếu chở quá dù chỉ 1 người đồng nghĩa với việc người đó không được trang bị dây an toàn, có nguy cơ thương vong cao khi xe không may gặp tai nạn trên đường.

Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100 cũng quy định mức xử phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe hoặc chở người trên xe không thắt dây an toàn khi lưu thông trên đường.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

fb yt zl tw