Đúng trọng tâm, giải trình đầy đủ, thỏa đáng

Đó là đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đồng thời cũng là nhìn nhận của nhiều cử tri đối với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Tại phiên chất vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có 99 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và đông đảo cử tri đối với lĩnh vực này. Thực tế, đã có 46 đại biểu tham gia chất vấn, trong đó 35 đại biểu trực tiếp đặt câu hỏi và 11 đại biểu phát biểu tranh luận. Một số đại biểu đăng ký nhưng do không đủ thời gian Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản theo quy định.

Cử tri Bùi Đình Quyển ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Cử tri Bùi Đình Quyển ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Theo dõi tường thuật trực tiếp quá trình chất vấn và trả lời chất vấn, cử tri Bùi Đình Quyển ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho biết: “Theo tôi, phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung diễn ra khá sôi nổi. Đại biểu đăng ký chất vấn và đặt câu hỏi rất ngắn gọn, trách nhiệm, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề mà người dân, cử tri, doanh nghiệp đang quan tâm. Nội dung trả lời của Bộ trưởng cơ bản đã đi thẳng các vấn đề đại biểu nêu ra”.

Đồng tình với ý kiến trên, cử tri Ngô Đức Huấn ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho rằng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã trả lời đúng trọng tâm, giải trình đầy đủ, thỏa đáng các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu. Đồng thời đề xuất được nhiều giải pháp; đưa ra các cam kết về hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách, pháp luật cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện những nội dung thuộc lĩnh vực trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.

Theo cử tri Lê Đông Thanh ở xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, điểm nổi bật của phiên chất vấn là các đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi trên tinh thần khách quan, thẳng thắn. Bên cạnh việc ghi nhận những thành quả đạt được của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các ý kiến chất vấn của đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra không ít những tồn tại, hạn chế và yếu kém, như: công tác giáo dục nghề nghiệp còn nhiều bất cập; trách nhiệm trong việc thu chi bảo hiểm xã hội không đúng quy định, các vấn đề liên quan đến trốn đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội một lần...; các vướng mắc trong giải quyết việc làm cho người lao động...

Tuy nhiên, cử tri Lê Đông Thanh cho rằng: Bộ trưởng cần đưa ra những giải pháp cụ thể hơn để xử lý tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, thu chi bảo hiểm xã hội không đúng quy định. Bởi đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, đời sống của hàng vạn người lao động, cũng là trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng.

Toàn cảnh phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Toàn cảnh phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Thực tế diễn biến phiên chất vấn và nội dung Báo cáo của Chính phủ cho thấy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị tại các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề có liên quan và đạt được nhiều kết quả tích cực. Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, bên cạnh những thành quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng thừa nhận những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Đặc biệt, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đưa ra 5 giải pháp chính đó là tập trung vào tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật, ý thức chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động; tập trung vào sửa đổi hệ thống, nhất là các quy phạm pháp luật, kể cả luật Bảo hiểm xã hội và các Nghị định xử phạt, xử lý vi phạm; Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối giữa bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với cơ sở dữ liệu dân cư và cuối cùng là vấn đề minh bạch thông tin cho người lao động.

Dư luận đánh giá, nội dung trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cơ bản bảo đảm đúng trọng tâm, giải trình đầy đủ, thỏa đáng các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu, đồng thời đề xuất được nhiều giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện những nội dung thuộc lĩnh vực trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ. Cử tri hy vọng các giải pháp đó sẽ được cá nhân Bộ trưởng và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai một cách cụ thể, quyết liệt, triệt để nhằm giải quyết những vướng mắc, tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và toàn xã hội.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
fb yt zl tw