Xây dựng các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có trọng tâm, trọng điểm

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Chiều 6/6, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực dân tộc.

Thay mặt Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trân trọng cảm ơn các đại biểu Quốc hội và cử tri đã quan tâm gửi nhiều ý kiến đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian qua và tại Kỳ họp này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.

Bố trí đủ vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…

Bộ trưởng cho biết, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, bất cập như: Hệ thống văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách mặc dù đã được ban hành nhưng văn bản hướng dẫn được triển khai chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, làm chậm triển khai các chính sách đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp liên quan những vướng mắc sau hơn 2 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia là khó khăn nhất và chia sẻ với những trăn trở của tất cả các cấp, các ngành và các đại biểu bởi chương trình rộng lớn và nằm ở địa bàn khó khăn, phức tạp. Các dự án, các chính sách được tích hợp vào chương trình bao gồm cả chính sách của giai đoạn trước còn hiệu lực.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho hay, trăn trở lớn nhất hiện nay là quá trình triển khai trên thực địa bởi có những dự án triển khai cụ thể đến tận thôn bản, từng hộ gia đình.

Về mặt thể chế, về cơ bản các văn bản hướng dẫn đã ban hành đầy đủ, tuy nhiên không tránh khỏi trong thực tế có những vấn đề phát sinh.

Do đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, Trung ương sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Đối với các địa phương, trong các văn bản hướng dẫn lần này sẽ tăng cường phân cấp tối đa tất cả mọi nguồn lực để cho địa phương quyết định, tập trung lực lượng để triển khai.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Để triển khai, Ủy ban Dân tộc đã có giải pháp và đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị đánh giá sơ kết giữa kỳ; đồng thời đã lập kế hoạch tổ chức 3 hội nghị vùng, có văn bản gửi các Ủy ban nhân dân các tỉnh đề nghị đánh giá toàn diện tất cả các dự án và khả năng hoàn thành để tổng hợp.

Về bố trí vốn quy định ở khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 120 giao Chính phủ bố trí vốn trong cơ cấu vốn của tổng cơ cấu vốn được phê duyệt, huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bố trí đủ vốn theo đúng tinh thần của Nghị quyết cho giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Ngoài ra, trong cơ cấu vốn bố trí cho chương trình còn có một số nguồn vốn khác, gồm vốn tín dụng, vốn của địa phương đối ứng. Về huy động nguồn ngoài ngân sách nhà nước, đã huy động nguồn ODA và các nguồn vốn xã hội khác.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh khẳng định, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã trình Quốc hội bố trí đủ nguồn vốn theo kế hoạch hàng năm để triển khai theo đúng kế hoạch bố trí vốn Quốc hội đã phê duyệt.

Tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng khó khăn nhất

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Trả lời chất vấn của các đại biểu liên quan tình trạng đồng bào di cư từ địa phương này sang địa phương khác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định, qua khảo sát, tình trạng này không chỉ diễn ra đối với đồng bào dân tộc Mông, mà xảy ra với các dân tộc khác.

Về tập tục, tập quán từ trước đến nay đồng bào dân tộc Mông di cư nhiều hơn, thường xuyên hơn, có trường hợp di cư đến nhiều địa bàn nhiều tỉnh khác nhau. Hiện nay có những hộ gia đình chưa có hộ khẩu ổn định nhưng đã di cư đến 3-4 tỉnh.

Bộ trưởng khẳng định, có nhiều nhóm cộng đồng dân cư có điều kiện sống rất tốt, được bố trí tái định cư sau thu hồi đất nhưng vẫn di cư, chủ yếu do tập quán và kinh tế.

Lý giải nguyên nhân và nêu ra các giải pháp cho tình trạng này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ giải pháp hiện nay vẫn là tăng cường công tác vận động, thuyết phục, tuyên truyền cho người dân về chính sách, pháp luật, đồng thời kịp thời nắm bắt, giải quyết vướng mắc của cộng đồng dân cư để đồng bào yên tâm sản xuất, ổn định đời sống.

Ngoài ra, khi xây dựng các dự án tái định cư khi thu hồi đất cần xây dựng các dự án tái định cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là đầy đủ các điều kiện về dịch vụ cơ bản để người dân ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, có một số nhóm đồng bào không thuộc vùng dự án, không được thụ hưởng các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì vậy, thực hiện Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc sẽ tập trung nguồn lực đầu tư tại vùng khó khăn nhất.

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chiều 6/6/2023.

Trong giai đoạn sau của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tập trung 12 nhóm chính sách, giải quyết những vướng mắc trong Quyết định 861.

Tiếp đó, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng chính sách để xây dựng các chính sách phù hợp vào giai đoạn sau.

Như vậy, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các giải pháp này vừa tổng quan, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có phân kỳ theo từng giai đoạn để đầu tư, hỗ trợ cho bà con.

Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành để đánh giá, rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những chính sách bất cập, đồng thời có những chính sách mới trong giai đoạn mới.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả “Ngày kỹ thuật”

Đại đội Trinh sát - Cơ giới: Hiệu quả “Ngày kỹ thuật”

Thực hiện Cuộc vận động 50 về “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm”, Đại đội Trinh sát - Cơ giới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, trong đó thực hiện thường xuyên, hiệu quả “Ngày kỹ thuật”. Qua đó đã giúp sửa chữa, bảo dưỡng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật được giao, nhất là xe thiết giáp, đáp ứng tốt yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.

Lan tỏa những tấm gương

Lan tỏa những tấm gương

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm thường xuyên, sâu rộng của các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương và Nhân dân trong tỉnh. Qua mỗi hành động, việc làm cụ thể, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến đã và đang lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn, nghĩa tình và phát triển bền vững.

Triển khai Chỉ thị 05 góp phần quan trọng vào kết quả phát triển toàn diện của Lào Cai trong 10 năm qua

Triển khai Chỉ thị 05 góp phần quan trọng vào kết quả phát triển toàn diện của Lào Cai trong 10 năm qua

Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).

Tham mưu thực hiện tốt công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Tham mưu thực hiện tốt công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

Ngày 3/3/1959, tại lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), Bác Hồ đã đến dự, động viên và giao nhiệm vụ cho lực lượng công an, bộ đội thông qua bài thơ, đó là: “Đoàn kết, cảnh giác/Liêm chính, kiệm cần/Hoàn thành nhiệm vụ/Khắc phục khó khăn/Dũng cảm trước địch/Vì nước quên thân/Trung thành với Đảng/Tận tụy với dân”.

“Đảng bộ 4 tốt”

“Đảng bộ 4 tốt”

Kim Tân là phường trung tâm, trọng điểm của thành phố Lào Cai, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đảng bộ phường Kim Tân là đơn vị có số lượng đảng viên nhiều nhất thuộc Đảng bộ thành phố Lào Cai, với 1.564 đảng viên ở các chi bộ trực thuộc và 1.969 đảng viên sinh hoạt theo Quy định 213 năm 2020 của Bộ Chính trị. Đảng bộ phường xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, có tính lan tỏa, chú trọng việc làm theo Bác.

Lời Bác dạy sáng thêm niềm tin

Lời Bác dạy sáng thêm niềm tin

Trong suốt 67 năm qua, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc khi Người lên thăm và nói chuyện với cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh năm 1958 vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Lào Cai. Mỗi bước tiến trong công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh đều phản ánh tinh thần đồng lòng của các dân tộc anh em. Đó không chỉ là lý tưởng, mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực để xây dựng Lào Cai ngày càng ấm no, phồn thịnh và phát triển.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hòa trong không khí của những ngày tháng Năm lịch sử, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sáng 19/5, đúng dịp kỷ niệm 135 ngày sinh của Bác, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử quốc gia - Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai. 

Tiếp thêm động lực

Tiếp thêm động lực

Cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong ghi danh, ghi nhận, biểu dương những tấm gương học Bác, tạo thêm động lực để cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục thi đua làm theo lời Bác dạy, góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương.

Học Bác, xây dựng Lào Cai giàu đẹp, văn minh

Học Bác, xây dựng Lào Cai giàu đẹp, văn minh

Với truyền thống năng động, sáng tạo và tình cảm kính trọng, biết ơn vô hạn với Bác Hồ kính yêu, trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lào Cai không ngừng nỗ lực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là từ thời điểm Trung ương ban hành Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là ngọn đuốc sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân Lào Cai vững bước trên hành trình kiến tạo xây dựng quê hương giàu đẹp.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025): Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

fb yt zl tw