Nông dân vùng "rốn lũ" Tùng Chỉn phấn khởi được mùa lúa Séng cù

Vượt qua cái nắng nóng 40 độ C, những ngày gần đây, đồng bào Dao, Mông, Hà Nhì ở thung lũng Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường (Bát Xát) hối hả thu hoạch lúa Séng cù. Năm nay, lúa Séng cù nơi vùng “rốn lũ” được mùa, nụ cười rạng rỡ trên môi người nông dân sau bao ngày lao động vất vả.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.JPG

Tháng 6, thung lũng Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường nổi bật bởi màu vàng của lúa chín. Ở nơi “ rốn lũ” chịu nhiều đau thương, mất mát, đồng bào Dao, Mông, Hà Nhì đã khôi phục lại các thửa ruộng bị lũ quét vùi lấp những năm trước để cấy lúa Séng cù đặc sản.

2.jpg

Tranh thủ ngày nắng, các gia đình giúp nhau ra đồng thu hoạch lúa Séng cù. Dưới nắng nóng 40 độ C, không khí lao động diễn ra khẩn trương, hối hả.

3.jpg

Năm nay, vụ lúa xuân thời tiết thuận lợi, lúa Séng cù trồng ở thung lũng Tùng Chỉn được mùa. Bông lúa nào cũng nặng trĩu, mẩy hạt, vàng óng màu của ấm no. Đây là giống lúa đặc sản cho gạo thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng.

4.jpg

Lúa sau khi gặt được phơi trải ngay trên cánh đồng cho nhanh khô và nhẹ bông, dễ vận chuyển. Bà con đổi công cho nhau thu hoạch lúa theo kiểu “cuốn chiếu”, giúp công việc nhanh hơn.

5.JPG

Chị Mẩy, người Dao đỏ nở nụ cười tươi trong mùa gặt giữa thung lũng Tùng Chỉn. Vụ lúa xuân năm nay, năng suất lúa cao hơn năm trước. Mỗi kg giống lúa Séng cù cho thu hoạch hơn 3 tạ thóc tươi.

6.JPG

Trong khi phụ nữ bận rộn với công việc gom lúa trên đồng, những người đàn ông gánh lúa lên vị trí tập kết. Những gánh lúa Séng cù nặng trĩu vai đem lại niềm vui cho bà con vùng “rốn lũ” Tùng Chỉn.

7.jpg

Lúa sau khi tuốt sạch và đóng bao, lúa được thương lái đánh ô tô đến thu mua ngay bên đường. Năm nay, giá lúa Séng cù tươi tại chân ruộng gần 10.000 đồng/kg. Có những hộ ở Tùng Chỉn thu hàng chục triệu đồng từ bán lúa.

8.JPG

Anh Vàng Láo Lở, thôn Tùng Chỉn 2, xã Trịnh Tường tươi cười rạng rỡ vì vụ lúa năm nay thắng lợi, đem lại thu nhập cao cho gia đình. Việc thu hoạch lúa Séng cù xong sớm giúp gia đình anh yên tâm, không phải lo đợt mưa dông sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Huy động hơn 55 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Huy động hơn 55 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã huy động Nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới được hơn 3,5 tỷ đồng tiền mặt và 113.653 công lao động, hiến 300.497 m2 đất, nhiều hiện vật khác (quy ra tiền hơn 51,5 tỷ đồng).

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Phát huy vai trò Hội Nông dân góp phần kiến tạo cho sự phát triển của tỉnh

Trong nhiệm kỳ qua, với vai trò là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, hội nông dân các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; có những bước tiến trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc

Tư duy lạc hậu trong nếp sống, phương thức sản xuất của người dân ở vùng nông thôn Lào Cai đã tiến bộ từ chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Niềm tự hào của thôn Trung Tâm

Vinh dự trở thành một trong những tập thể được vinh danh trong đợt thi đua Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai, chúng tôi hỏi anh Nguyễn Tiến Hưng, trưởng thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ (Văn Bàn) về bí quyết. Anh Hưng tự hào chia sẻ: “Chìa khóa ở đây là sự đồng lòng, sự đoàn kết của tất cả người dân trong thôn. Mỗi người một việc nhỏ, chung sức lại sẽ làm nên việc lớn”.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vụ đông xuân 2023 - 2024

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vụ đông xuân 2023 - 2024

Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa thiếu hụt ở hầu hết khu vực Nam Bộ cũng như trung, hạ lưu sông Mekong và mức độ sử dụng nước trên khu vực thượng nguồn gia tăng, khả năng thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô 2023 - 2024 ở đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp ứng phó xâm nhập mặn sớm và sâu hơn.

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong…” - Lời căn dặn của Bác Hồ đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của đồng bào Mông ở thôn vùng cao Nàng Cảng, xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai).

Người đưa “lợn bản” ra phố

Người đưa “lợn bản” ra phố

“Lợn bản bán quanh các xã trong huyện vùng cao Mường Khương, mỗi ngày chỉ được khoảng 3 con nhưng nếu đưa ra thị trường ngoài tỉnh, lượng tiêu thụ sẽ lớn hơn, giá trị sẽ cao hơn. Với mong muốn làm được điều gì đó cho bà con, tôi quyết tâm tìm hướng đi mới, đưa lợn bản ra các thị trường lớn” - chị Cao Thị Hòa, Giám đốc Hợp tác xã Sơn Hòa, xã Bản Lầu (Mường Khương) tâm sự.

Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 tại tỉnh Vĩnh Phúc

Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 tại tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 18/9, tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28, năm 2023 do Báo Vĩnh Phúc đăng cai tổ chức với chủ đề “Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng văn hóa kiểu mẫu”.

fb yt zl tw