Ninh Bình: Phát huy giá trị nghệ thuật hát Xẩm gắn với phát triển du lịch

Thời gian tới, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, có kế hoạch đưa loại hình hát Xẩm phục vụ khách du lịch, trong lễ hội; định kỳ tổ chức các buổi liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thời gian tới, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, có kế hoạch đưa loại hình hát Xẩm phục vụ khách du lịch, trong lễ hội; định kỳ tổ chức các buổi liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa...

Biểu diễn Xẩm tại Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình.

Ninh Bình được xem là cái nôi của nghệ thuật dân gian hát Xẩm. Do đó, việc gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật hát Xẩm với phát triển du lịch đã được tỉnh thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần đưa hát Xẩm đến gần hơn với công chúng, đồng thời quảng bá, thu hút du khách đến với địa phương, định vị điểm đến Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Tháng 11/2023, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã chọn Phố cổ Hoa Lư (thành phố Ninh Bình) là nơi tổ chức Liên hoan hát Xẩm mở rộng nhằm đưa nghệ thuật này đến gần hơn với công chúng.

Liên hoan đã thu hút 20 câu lạc bộ của 10 tỉnh, thành phố trên cả nước với gần 200 nghệ sỹ, nghệ nhân, diễn viên, nhạc công tham dự. Trong hai ngày biểu diễn, các câu lạc bộ đã thể hiện gần 60 tiết mục với nhiều làn điệu Xẩm bằng lời cổ và đặt lời mới, mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt trong không gian âm nhạc truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo Ban Tổ chức Liên hoan hát Xẩm mở rộng năm 2023, đây là một sản phẩm du lịch cốt lõi và có giá trị, đang phát huy sức mạnh nội và ngoại lực của mình. Du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ khi có điều kiện tiếp xúc, tham gia hoạt động trong môi trường di sản và yêu thích âm nhạc truyền thống với tâm thế thưởng thức nghệ thuật chính là cách bảo tồn thiết thực nhất các Di sản Văn hóa Phi vật thể.

Du khách Nguyễn Thị Hồng (Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ chị đã từng đi du lịch Ninh Bình nhiều lần. Tuy nhiên, lần này được nghe những làn điệu hát Xẩm trong không gian truyền thống của Phố cổ Hoa Lư, chị thấy rất ấn tượng. Ninh Bình nên nhân rộng những sản phẩm du lịch văn hóa để quảng bá, thu hút du khách đến địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của nghệ thuật hát Xẩm.

Tại Ninh Bình, huyện Yên Mô được coi là một trong những cái nôi sản sinh ra nghệ thuật hát Xẩm; là quê hương của cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Huyện có gần 100 câu lạc bộ, đội, nhóm hát Chèo, hát Xẩm được thành lập và đi vào hoạt động có nền nếp, chất lượng.

Thành viên Câu lạc bộ hát xẩm Hà Thị Cầu, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình tập luyện để biểu diễn phục vụ du khách.

Đồng thời, huyện xây dựng quy chế hoạt động, thường xuyên tập luyện, giao lưu trong các ngày lễ, ngày hội tại địa phương và tham gia các cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức. Bình quân mỗi câu lạc bộ có trên 30 thành viên tham gia.

Huyện luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật nhằm phục vụ các điểm, khu du lịch trong và ngoài tỉnh. Địa phương chú trọng việc tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu, bảo tồn, giữ gìn các giai điệu trong hát Xẩm; tuyên truyền nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là trong bảo tồn và phát huy giá trị hát Xẩm; từng bước đưa hát Xẩm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung.

Từ năm 2014 đến nay, huyện đã mở 12 lớp truyền dạy hát Xẩm cho nhân dân và học sinh, giáo viên các nhà trường. Để xây dựng lớp nhạc công trẻ kế cận, địa phương đã mở lớp dạy cách sử dụng một số nhạc cụ chính thường được dùng trong hát Xẩm (nhị, trống, sênh...) cho 40 người.

Ông Đặng Thái Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô, cho biết để bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật hát Xẩm trong phát triển du lịch, thời gian tới, huyện có kế hoạch ưu tiên đưa loại hình này phục vụ khách du lịch, trong lễ hội; định kỳ tổ chức các buổi liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Hằng năm, địa phương hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ hát Xẩm, hát Chèo; có kế hoạch mở các lớp truyền dạy tại cộng đồng; xây dựng chuyên đề về hát Xẩm đưa vào giảng dạy ngoại khóa trong một số trường học.

Cùng với đó, huyện khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Xẩm. Địa phương đã đề nghị ngành giáo dục đưa loại hình hát Xẩm vào đào tạo cho sinh viên chuyên ngành văn hóa, du lịch; bổ sung những đầu sách về lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là tư liệu về hát Xẩm tại thư viện các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông để học sinh có những kiến thức khái quát về loại hình nghệ thuật này.

Buổi tập của câu lạc bộ hát Xẩm tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Huyện cũng tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh kết hợp hát Xẩm với các lễ hội truyền thống trên địa bàn. Nhờ đó, loại hình nghệ thuật này có được môi trường diễn xướng ngoài trời, đông người qua lại, gần giống với môi trường biểu diễn truyền thống, đồng thời quảng bá hát Xẩm đến với đông đảo công chúng, gắn với phát triển du lịch để du khách trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận nhiều hơn bộ môn nghệ thuật dân gian này; góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của tỉnh.

Với các hoạt động truyền dạy và biểu diễn, phục vụ sự kiện cũng như khách du lịch, cùng nỗ lực của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, nghệ thuật hát Xẩm đang được bảo tồn, phát huy hiệu quả và có những đóng góp quan trọng để Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại.

VietnamPlus 0

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

fb yt zl tw