Những thực phẩm nên tránh và nên sử dụng trong dịp Tết

Bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường trong dịp Tết.

Theo Cử nhân Phạm Thị Kim Thi, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, ngày Tết, người bệnh đái tháo đường thường bị xáo trộn giờ giấc sinh hoạt, ăn không đúng giờ, làm ảnh hưởng đến đường huyết. Vì vậy, người bệnh cần duy trì đủ 3 bữa/ngày, không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ.

banh-chung.jpg
Món ăn ngày Tết thường chứa nhiều calo và dễ làm tăng đường huyết.

Về đồ uống, người bệnh uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, lựa chọn nước lọc hoặc nước trà, nước từ lá cây, rễ cây; hạn chế nước ngọt, nước ép trái cây, cafe sữa, những đồ uống như rượu bia cần hạn chế uống dưới 1 đơn vị (1 đơn vị tương ứng với 1 lon bia 330 ml hoặc 100 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh).

Người bệnh ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Đạm, chất béo, chất xơ, chất bột đường; nhất là với chất bột đường, cần lựa chọn các loại tinh bột tăng đường huyết chậm như: Khoai củ luộc hoặc nấu canh, mì, bún, cơm; hạn chế các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như: Xôi, bánh chưng, miến dong... Nếu ăn các loại thực phẩm này cần ăn kết hợp với các loại rau hoặc dưa chuột để cung cấp thêm chất xơ giúp đường huyết tăng chậm.

Người bệnh nên duy trì chế độ ăn hoa quả với lượng 200-300 g/ngày. Nên lựa chọn các loại quả ít đường như: Bưởi, ổi, cam, táo, thanh long, dâu tây...

Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt từ thịt mỡ, da gia cầm, nem rán, giò, chả...; ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt dưa, hạt dẻ, hạt điều... giúp kiểm soát cân nặng. Nên ăn các loại thực phẩm như: Thịt nạc, thịt gà bỏ da, cá, tôm, trứng, nấm xen kẽ; duy trì đủ lượng rau xanh khoảng 150-200 g/bữa.

Bên cạnh đó, người bệnh duy trì chế độ tập thể dục hàng ngày, kết hợp với đi bộ chúc Tết để vừa tiêu hao năng lượng, vừa kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chuyên gia cũng lưu ý, người bệnh đái tháo đường không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, kết hợp thêm với các thực phẩm chứa nhiều chất béo và muối như giò, chả xúc xích... Riêng mứt, bánh kẹo, người bệnh tiểu đường chỉ nên dùng một lượng nhỏ và nên ăn khi đói.

Theo baotintuc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ và hiệu quả, trong đó, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng về người bệnh

Hướng về người bệnh

Không chỉ nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhiều đơn vị y tế còn cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc có những hỗ trợ thiết thực giúp quá trình điều trị của người bệnh thuận lợi.

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

fb yt zl tw