Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải

Cuốn sách "Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải" hé mở nhiều điều bất ngờ về hai gia tộc Do Thái đã gây ra ảnh hưởng lớn lao tới lịch sử của Trung Quốc thời cận đại, thậm chí tới cả ngày nay.

Giai đoạn lịch sử đó của Trung Quốc – vì nhiều lý do được giấu kín trong nhiều năm trời - cho đến khi nhà báo đạt giải Pulitzer Jonathan Kaufman tiết lộ trong cuốn sách. Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải ra mắt phiên bản tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 2020, được Tân Việt Books và NXB ĐH Sư phạm ra mắt phiên bản tiếng Việt vào năm nay. Đây là thành quả của 30 năm nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng của tác giả về sự cạnh tranh, phát triển và tác động 2 gia tộc có nguồn gốc Do Thái lừng danh Sassoon và Kadoorie với sự phát triển của hai thành phố Thượng Hải, Hồng Kông.
 

Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải.
Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải.

Với lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải bắt đầu bằng câu chuyện về tộc trưởng gia đình Sassoon - David Sassoon – phải chạy trốn khỏi Baghdad (Đế quốc Ottoman) vào đầu những năm 1800 do biến động chính trị. Sau khi thiết lập được vị thế ở Bombay, ông bắt đầu phát triển một đế chế toàn cầu bán các mặt hàng như gia vị, lụa và kim loại. Thượng Hải trở thành một trong những tiền đồn kinh doanh của họ.

Lúc này, các công ty như Jardine, Matheson đã mạo hiểm đến Thượng Hải để thu lợi nhuận lớn trong việc bán thuốc phiện. Gia đình Sassoon nhanh chóng học theo và vượt qua Jardines để trở thành nhà buôn thuốc phiện lớn nhất ở Trung Quốc. Song song với quá trình buôn bán kinh doanh, nhà Sassoon cũng thành lập các trường học, khu đô thị của gia tộc để giúp đỡ, đồng thời thu hút những người Do Thái tị nạn từ khắp Đế quốc Ottoman và biến họ trở thành nhân viên trung thành của mình. Những người này cùng với những người thân của David Sassoon sẽ được cử đến làm việc cho các tiền đồn kinh doanh khác nhau của gia đình họ.

Eleazer (Elly) Kadoorie là một người họ hàng xa của gia đình Sassoon được đào tạo các kỹ năng kiến thức kinh doanh từ các trường học đó; sau đó được cử đến Hồng Kông rồi Thượng Hải để làm việc cho nhà Sassoon. Năm 18 tuổi, khi nhận thấy triết lý kinh doanh, quan điểm về nhân đạo của mình khác với triết lý kinh doanh của nhà Sassoon, ông đã quyết định tách riêng, đặt những viên gạch nền móng cho công việc kinh doanh của gia tộc Kadoorie tại Trung Quốc.

Khởi đầu bằng việc môi giới chứng khoán, sau đó ông trở thành một nhà tư bản tài chính, mua bán, đầu tư nhiều công ty triển vọng, khiến gia sản của gia tộc ngày càng phát triển. Khi việc buôn bán thuốc phiện bị cấm đoán gắt gao, nhà Sassoon chuyển hướng kinh doanh sang một số lĩnh vực mới như bất động sản, tài chính, du lịch, giải trí…; hai gia tộc trở thành hai đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.

Sự phát triển cạnh tranh của hai gia tộc Sassoon và Kadoorie gắn liền cũng như có vai trò thúc đẩy quan trọng đối với biến động chính trị lớn của Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử này.

Kaufman viết, hai gia tộc khai thác kiếm được lợi lộc kếch xù từ thị trường Thượng Hải, Trung Quốc. Gia tộc Sassoon thậm chí còn làm giàu từ việc buôn bán thuốc phiện làm hủy hoại hàng triệu con người, khiến tình trạng lầm than, bất bình đẳng thêm trầm trọng.

Đồng thời họ cũng gieo mầm và giúp châm ngòi cho sự bùng nổ về kinh tế khi Trung Quốc vươn mình từ xã hội phong kiến lạc hậu, trở thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Sự phát triển của hai gia tộc Sassoon và Kadoorie đã giúp thu hút gia tộc Vinh cùng hàng triệu doanh nhân khác đến thành phố này để theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp, và chính họ là những người đã làm thay đổi diện mạo của Thượng Hải và Trung Quốc cho đến ngày nay.

“Gia tộc Sassoon và Kadoorie đã tạo ra những chuỗi quan trọng trong DNA của Thượng Hải. Victor Sassoon đã xây dựng cho Thượng Hải những tòa nhà nổi bật nhất. Nhà Sassoon và Kadoorie cũng tạo cơ hội cho những người như họ, nhưng quan trọng hơn là cho những người đổ tới Thượng Hải để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi Trung Quốc thay đổi 180 độ vào năm 1978, quyết định mở cửa cũng như chào đón nhiều tổ chức tư bản, không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia này đã chọn Thượng Hải làm nơi thành lập sàn chứng khoán mới, sàn giao dịch vàng, cũng như tuyển chọn nhiều quan chức cho các ban ngành liên quan đến kinh tế từ thành phố này. Nhiều trong số những nhà lãnh đạo Trung Quốc sáng tạo và có hiểu biết nhất về kinh tế của Trung Quốc đều đến từ Thượng Hải, trong đó có Thủ tướng Chu Dung Cơ, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân”.

Phong cách, tinh thần đổi mới, cởi mở của Thượng Hải đối lập với tính khép kín, chủ nghĩa dân tộc của Bắc Kinh hiện cũng là hai lựa chọn phát triển làm đau đầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ảnh hưởng đến thái độ này của quốc gia này với thế giới.

Viết về lịch sử của hai gia tộc, cuốn sách Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải chứa đựng nhiều câu chuyện li kì về sự thăng trầm của hai gia tộc này. Trong đó theo tiến trình lịch sử của Trung Quốc, với nhãn quan và nhạy cảm chính trị khác nhau, hai gia tộc cuối cùng đã rẽ nhánh ra hai con đường: một là chấm dứt sự phát triển huy hoàng tại đất nước tỷ dân này; hai là vẫn tiếp tục gìn giữ được sự huy hoàng ấy cho đến tận ngày nay.  

Tất cả những nội dung hấp dẫn đó đang chờ độc giả tự mình khám phá một cách chi tiết.

Nhận xét về cuốn sách, Tạp chí LA viết: “Những ông trùm tư bản cuối cùng của Thượng Hải” là cuốn sách xuất sắc được nghiên cứu kỹ lưỡng và cực kỳ đáng đọc về quá khứ của Trung Quốc. Nó còn hé mở nhiều điều bất ngờ và những bước ngoặt khó lường của số phận trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.”

Tác giả cuốn sách Jonathan Kaufman là phóng viên từng đạt giải Pulitzer. Ông đã từng theo dõi và viết rất nhiều bài báo, phóng sự về Trung Quốc trong 30 năm cho các tờ báo The Boston Globe, The Wall Street Journal và Bloomberg News…

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw