Những người tối kỵ ăn tỏi

Ăn tỏi đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn nhưng người mắc lupus cần tuyệt đối tránh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một trong những loại gia vị lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới là tỏi. Có bằng chứng cho thấy con người đã dùng tỏi hàng nghìn năm trước.

Tác dụng của tỏi

Một tép tỏi (khoảng 3g) chứa 4,5 calo, 0,2g protein và 1g carbs. Tỏi là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng gồm mangan, vitamin B6, vitamin C, selen, chất xơ.

toi-toi-676.jpg
Tỏi có nhiều tác dụng, nổi bật nhất là tăng cường chức năng miễn dịch.

Các chuyên gia y tế thường khuyên bạn nên ăn tỏi. Loại gia vị cay nồng có nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch. Các tác dụng khác liên quan đến tỏi bao gồm hạ huyết áp, cải thiện mức cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, chống lại stress oxy hóa và suy giảm nhận thức, cải thiện sức khỏe của xương, thậm chí giúp bạn sống lâu hơn.

Một số người còn đặt tỏi dưới gối khi ngủ sau khi phát hiện ra các tác dụng của loại gia vị này. Tỏi sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi nhờ mùi vị cay nồng. Tỏi chứa một loại kháng sinh mạnh gọi là allicin, chất này từ từ bay hơi khỏi tỏi và chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu bạn sợ nhện bò vào người khi đang ngủ hoặc từng thức dậy vì bị muỗi đốt nhiều lần thì tỏi chắc chắn là thứ bạn cần. Côn trùng và các loại sinh vật nhỏ, đặc biệt là muỗi, đều sợ mùi tỏi.

Lý do người bệnh lupus nên kiêng tỏi

Nhưng có một nhóm người không được hưởng lợi khi ăn tỏi: bệnh nhân lupus. Đây là một bệnh tự miễn do hệ miễn dịch hoạt động quá mức tấn công các mô và cơ quan của con người. Từ khớp, da, thận đến tế bào máu, não, tim và phổi đều có thể bị ảnh hưởng do tình trạng này.

Tác dụng làm giảm đau họng của tỏi cũng là lý do khiến người bệnh lupus nên tránh ăn gia vị trên. Allicin, ajoene và thiosulfinates là những chất trong tỏi liên quan đến tăng cường khả năng miễn dịch (bằng cách cải thiện số lượng bạch cầu) và giúp bạn chống lại cảm lạnh, có thể gây bất lợi cho người có hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

toi-bam-677.jpg
Tỏi băm nhuyễn sẽ được tăng cường tác dụng hơn.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyên mọi người không sử dụng tỏi trong nấu ăn nếu mắc bệnh lupus hoặc các bệnh tự miễn ở giai đoạn tiền lupus. Các triệu chứng có thể bùng phát trầm trọng hơn, chẳng hạn như mệt mỏi, đau cơ và khớp.

Mọi người cũng nên tránh cỏ linh lăng nếu mắc lupus. Loại thảo mộc đó hoạt động tương tự như tỏi khi kích thích hệ miễn dịch của bạn.

Những nhóm khác cần tránh tỏi

Những người không dung nạp fructan (một loại carb có nhiều trong tỏi) có thể bị đầy hơi nếu ăn tỏi.

Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì tỏi cũng không phải lựa chọn tốt. Allicin có trong tỏi có thể làm tăng axit dạ dày và dẫn đến chứng ợ nóng. Người bị rối loạn chảy máu hoặc sắp phẫu thuật cần tránh ăn tỏi vì đây là thực phẩm làm loãng máu và có thể dẫn đến chảy máu nhiều hơn.

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn tỏi nếu bị dị ứng. Các triệu chứng gồm nổi mề đay, ngứa, đổi màu da, sưng miệng, cổ họng và lưỡi, khó thở, co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí là sốc phản vệ.

Mặc dù dị ứng tỏi rất hiếm nhưng bạn có thể dễ mắc phải nếu có tiền sử gia đình dị ứng với loại gia vị này hoặc bạn bị dị ứng với các loại thảo mộc tương tự như hành, hẹ hoặc tỏi tây.

Theo báo Viet Nam net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

fb yt zl tw