Những điểm sáng về phát triển, sử dụng hiệu quả dữ liệu số

Trong gần 7 tháng đầu năm 2024, tổng giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP đã đạt 533 triệu. Con số này trong 2 năm 2020 và 2021 lần lượt là 11,5 triệu và 193,8 triệu giao dịch.

Những điểm sáng về phát triển, sử dụng hiệu quả dữ liệu số

Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng luôn là một điểm sáng về chuyển đổi số của cả nước. Địa phương này đã liên tục dẫn đầu về mức độ chuyển đổi số từ năm 2020 đến nay và là một trong những địa phương triển khai tốt việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Theo thống kê, đến tháng 7/2024, thành phố Đà Nẵng có 97% thủ tục hành chính được triển khai dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, gấp đôi so với trung bình toàn quốc; tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến là 90%, trong đó tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 66%, tăng 46% so với cuối năm 2023 và gần gấp 4 lần tỷ lệ trung bình của các địa phương trên cả nước.

4.jpg
Với kho dữ liệu điện tử, Đà Nẵng cho phép người dân lưu trữ giấy tờ điện tử, kết quả thủ tục hành chính và được dùng lại ở các lần thực hiện dịch vụ công online tiếp theo.

Có được kết quả này, theo Sở TT&TT Đà Nẵng, một trong những giải pháp quan trọng là thành phố đã tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính thông qua việc kế thừa dữ liệu số để thay thế, giảm thành phần giấy tờ người dân phải đi công chứng, phải nộp trực tiếp. Hiện nay, có khoảng 21% thủ tục hành chính toàn thành phố Đà Nẵng công bố có sử dụng dữ liệu số.

Ở khối bộ ngành, 2 bộ Công an và Nội vụ là những điển hình trong phát triển, khai thác, sử dụng dữ liệu số. Cụ thể, với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được khởi động từ những năm 2010, việc xây dựng cơ sở dữ liệu này đã mất đến khoảng 10 năm để ‘vượt chướng ngại vật’ và bắt đầu tăng tốc từ năm 2020. Kết quả là, sau chiến dịch thần tốc, đầy quyết tâm với 500 ngày đêm, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác từ tháng 7/2021.

Được chủ trì triển khai bởi Bộ Nội vụ, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đã kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ rất nhanh, chỉ trong vòng 6 tháng đã đạt khoảng 95% cơ quan, đơn vị.

Theo phân tích của Bộ TT&TT, kinh nghiệm từ các đơn vị thành công trong phát triển dữ liệu số là phải bảo đảm hai nguyên tắc: ‘Bắt buộc’ và ‘100%’. Theo đó, mọi cán bộ công chức đều phải đưa dữ liệu lên môi trường mạng. Người ban hành quy định về dữ liệu phải là người đứng đầu của bộ, ngành để quy định có hiệu lực trong toàn bộ tổ chức.

Quy định cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo hướng làm rõ ai làm, làm việc gì, làm như thế nào, thời hạn bao lâu. Dữ liệu đưa lên môi trường số phải được phê duyệt. Dữ liệu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo chính xác, phục vụ việc ra quyết định chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải đạt 100%, nghĩa là tất cả các dữ liệu được xác định là cần thiết phải được đưa lên mạng mới đảm bảo hiệu quả sử dụng. Để đưa dữ liệu lên mạng, đầu tiên các đơn vị cần xác định rõ những dữ liệu nào cần thiết liên quan đến hoạt động xử lý công việc hàng ngày của cán bộ công chức phải đưa lên.

Đối với dữ liệu phát sinh trực tuyến, đơn vị cần xây dựng kết nối để cập nhật dữ liệu liên tục và đồng bộ lên mạng; còn với dữ liệu phát sinh ngoại tuyến, cần thực hiện số hóa để đưa dữ liệu lên mạng.

95 đầu mối kết nối nền tảng NDXP để khai thác dữ liệu được chia sẻ

Trên quy mô toàn quốc, nhìn lại hơn 4 năm triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhận định: Cơ sở pháp lý về cơ sở dữ liệu đã có bước tiến vượt bậc.

Cụ thể, Nghị định quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu ra đời năm 2020 đã giải quyết căn bản việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trước đó còn thực hiện tự phát. Luật Giao dịch điện tử năm 2023 và ‘Nghị định quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia’ năm 2024 đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu, đảm bảo định hướng dữ liệu trong cơ quan nhà nước là thống nhất, phân cấp và được quản lý.

5.jpg
Đến nay, hầu hết các bộ, ngành và địa phương đều đã có nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh - LGSP để kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Thực tế triển khai phát triển dữ liệu cho thấy, nếu trước năm 2020 chỉ có cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp được đưa vào vận hành, thì đến nay các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng như dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm đã hoàn thành.

Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu khác cũng đang gấp rút hoàn thiện. Trong đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được hoàn thiện và cung cấp dữ liệu rộng rãi phục vụ cải cách hành chính. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đã cập nhật được dữ liệu đất đai của 455/705 đơn vị cấp huyện và đang từng bước được lấp đầy.

Đáng chú ý, về kết nối chia sẻ dữ liệu, theo thống kê, nếu như trước năm 2020 chưa có hệ thống thông tin nào kết nối tới nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP, thì đến nay đã có 29 hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ và 95 đầu mối kết nối để khai thác dịch vụ được chia sẻ. Hầu hết các bộ, ngành và địa phương đều đã có nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh - LGSP để chia sẻ dữ liệu nội bộ.

Năm 2020, tổng số giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng NDXP là 11,5 triệu giao dịch và đã liên tục tăng thời gian qua. Tổng giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu qua NDXP từ đầu năm nay đến ngày 16/7 là 533 triệu, nâng tổng số giao dịch lũy kế đến giữa tháng 7/2024 lên đạt 2,3 tỷ.

Tuy vậy, trong báo cáo đánh giá chuyển đổi số nửa đầu năm 2024, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, một trong những tồn tại là hiện vẫn còn nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được hoàn thiện, chia sẻ dữ liệu rộng khắp cho các bộ, ngành, địa phương khai thác sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiện vẫn còn 15 bộ, ngành, địa phương chưa ban hành danh mục cơ sở dữ liệu và 30 bộ, ngành, địa phương chưa có kế hoạch cung cấp dữ liệu mở.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “xanh hóa” dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “xanh hóa” dịch vụ công trực tuyến

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

PC Lào Cai tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”

PC Lào Cai tổ chức hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) phối hợp với Công ty TNHH Điện và Xây Dựng GK Việt Nam (GLOTEK) vừa tổ chức thành công hội thảo “Giới thiệu công nghệ và giải pháp đấu nối cáp ngầm và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với các thiết bị đấu nối cáp NKT”.

Người dân, doanh nghiệp ngày càng được hưởng lợi từ Đề án 06

Người dân, doanh nghiệp ngày càng được hưởng lợi từ Đề án 06

Với mục tiêu “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, Đề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn lao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang phục vụ ở môi trường điện tử hiện đại. Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là trách nhiệm chính trị của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ cũng như các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong triển khai những nhiệm

PC Lào Cai triển khai hiệu quả chỉ đạo của các cấp về thực hiện Đề án 06

PC Lào Cai triển khai hiệu quả chỉ đạo của các cấp về thực hiện Đề án 06

Sáng 22/8, đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh Lào Cai đã kiểm tra công tác triển khai và thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" tại Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai).

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

fbytzltw