Những điểm đến ngập sắc hoa dịp hè

Vào hạ, hoa sen, hoa giấy, hoa phượng đỏ ở nhiều địa phương tại Việt Nam thi nhau khoe sắc. Du khách có thể cân nhắc đến check-in khi lui tới những địa điểm này.

Phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).

Phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).

Thời tiết dễ chịu của mùa xuân là điều kiện thích hợp để muôn hoa đâm chồi. Tuy nhiên, cái nắng nóng oi bức của mùa hạ cũng “được lòng” một số loài hoa. Chính cái nắng gay gắt lại làm cho màu hoa trở nên rực rỡ hơn giữa trời hè.

Ở một số tỉnh, thành tại Việt Nam, hoa phượng đỏ thường được trồng thành dãy dài dọc hai bên đường, hoa giấy được người dân cắt tỉa tạo một bụi lớn trước cổng nhà, còn hoa sen thường mọc ở hồ nước lộ thiên.

Hoa Sen

Vào hạ, độ tháng 4-6, cánh đồng sen tại làng La Chữ (Huế) được nhuốm màu hồng của sắc hoa, xen kẽ sắc xanh của lá sen. Là ngôi làng cổ có từ thời nhà Trần, làng La Chữ thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn lưu giữ nét cổ kính như cây đa, giếng nước, và cả đầm sen rộng lớn.

Đình Hoàng (ngụ tại Huế) cho biết ở làng có nhiều cánh đồng sen. Đa phần các địa điểm sẽ không thu phí du khách khi chụp ảnh tại đầm, trừ một số nơi có cầu bắc qua. Cánh đồng sen là một phần trong đời sống của người dân nơi đây. Họ trồng và thu hoạch hạt sen, bông sen khi vào mùa.

Hồ sen tại làng La Chữ (Huế).
Hồ sen tại làng La Chữ (Huế).
Hồ sen tại làng La Chữ (Huế).
Hồ sen tại làng La Chữ (Huế).
Hồ sen tại làng La Chữ (Huế).
Hồ sen tại làng La Chữ (Huế).

Còn tại Ninh Phước (Ninh Thuận), người dân trồng sen xen kẽ với lúa. Vào độ tháng 4-8, khu vực canh tác của nông dân chia thành hai màu rõ rệt. Một bên là sắc hồng của hoa sen, bên còn lại là màu vàng ươm của lúa chín tạo thành khung cảnh nên thơ.

Giống với người dân tại La Chữ, người làm nông Ninh Phước cũng thu hoạch sen để phục vụ mục đích thương mại. Sen già họ sẽ đem bán để làm trà, chè hoặc mứt, còn sen non có thể đóng gói thành từng bịch hạt sen tươi.

Du khách Khánh Vân (TP.HCM) từng ghé thăm cánh đồng sen tại Ninh Phước, chia sẻ người dân trồng sen để thu hoạch, vì thế du khách ghé thăm, check-in sẽ không thu phí. Tuy nhiên, theo cô, mặc dù người dân có cảnh báo, một số du khách vẫn bẻ hoa để chụp ảnh và vứt hoa ngay tại địa điểm chụp, gây mất thẩm mỹ và tổn hại đến kế sinh nhai của nông dân.

Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại.
Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại.
Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại.
Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại.
Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại.
Người dân tại Ninh Phước (Ninh Thuận) trồng hoa sen cho mục đích thương mại.

Hoa giấy

Hoa giấy hầu như xuất hiện tại mọi miền ở Việt Nam vì đặc tính dễ trồng và có sức sống dẻo dai. Người dân trồng hoa giấy ở trước cổng để trang trí, hay đơn giản là trồng để có thêm màu sắc trong vườn. Ở đèo D’ran, gần khu vực Cầu Đất (Đà Lạt) có một cây hoa giấy thân gỗ 34 năm tuổi, tán to, hoa mọc chi chít, hồng rực cả một vùng. Du khách thích hoa giấy thường tìm đến khu vực này để check-in.

Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).
Cây hoa giấy có tuổi đời 34 năm ở đèo D'ran (Đà Lạt).

Chị Sam (ngụ Đà Lạt) chia sẻ cây hoa giấy ở đèo D’ran mang lại cho chị cảm xúc khác so với các cây hoa giấy ở Phan Thiết hay TP.HCM. “Có lẽ do thời tiết và không khí lạnh đặc trưng ở Đà Lạt làm cho hoa giấy ở đây tình hơn”, người này cho biết.

Cây nằm trong khuôn viên nhà dân, du khách đến có thể hỏi chủ nhà trước khi chụp ảnh, hoặc đứng chụp ở ven đường. Tuy nhiên, khi đứng ở phía ngoài, du khách nên quan sát xe từ hai phía tránh xảy ra tai nạn không mong muốn.

Hoa phượng đỏ

Ngoài thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng, cây phượng cũng được người dân ở các tỉnh, thành khác ưu ái trồng nhiều ở hai bên vệ đường. Cây phượng hay phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò vì thời điểm hoa phượng nở cũng là lúc năm học kết thúc.

Nếu du khách có dịp về miền Tây, hàng hoa phượng nở bên sông, dọc hai bên đường quốc lộ 80, địa phận Lấp Vò (Đồng Tháp) là một địa điểm chụp ảnh thích hợp cho người yêu hoa.

Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).
Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).
Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).
Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).
Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).
Hàng phượng vĩ tại Lấp Vò (Đồng Tháp).

Theo Văn Thái, du khách đã đến check-in tại đây, thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh phượng vĩ ở cung đường này là 6-10h và 15-17h, thời điểm có nhiều cảnh sinh hoạt của người dân, học sinh tan trường về. Tuy nhiên, cây phượng ở Lấp Vò khá cao nên du khách cân nhắc chụp ảnh nửa thân trên hoặc bay flycam.

Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng có một con đường hoa tương tự. Hoa phượng ở đây mọc song song hai bên vệ đường, cộng thêm tán cây to tạo bóng mát cho cả con đường.

Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).
Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).
Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).
Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).
Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).
Hoa phượng được trồng dọc hai bên đường ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).

Tuy nhiên, huyện Đơn Dương còn hoang sơ nên địa điểm này còn ít du khách biết đến. Ngoài con đường hoa phượng, du khách yêu thích thiên nhiên, cây cỏ có thể ghé thăm rừng Đa Mân, hồ Đa Nhim để tìm kiếm trải nghiệm mới.

Zingnews

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw