Nhật Bản phóng thành công tàu đổ bộ, cuộc đua lên Mặt trăng thêm náo nhiệt

Nếu tàu đổ bộ của Nhật Bản đáp xuống bề mặt Mặt trăng thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới làm được điều này, sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Tên lửa H2A mang theo tàu đổ bộ Mặt trăng SLIM được phóng từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản vào ngày 7/9.

Vào lúc 8 giờ 42 phút sáng 7/9 (giờ địa phương), Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H2A mang theo tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt Trăng (SLIM) và vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X (XRISM) vào không gian, theo Hãng tin Kyodo.

Vụ phóng được thực hiện tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, tây nam Nhật Bản. Vụ phóng được thực hiện sau 3 lần hoãn vì thời tiết không thuận lợi vào cuối tháng 8.

SLIM do Cơ quan Thám hiểm hàng không và vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát triển. Tàu đổ bộ này sẽ đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng khoảng 3 - 4 tháng kể từ lúc phóng và dự kiến đáp xuống bề mặt Mặt Trăng sau 4 - 6 tháng.

Nếu cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của SLIM vào đầu năm tới diễn ra thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới làm được điều này, sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, và Ấn Độ.

Tàu đổ bộ SLIM sẽ thực hiện các nhiệm vụ bao gồm thực hiện màn hạ cánh chính xác xuống bề mặt Mặt trăng và kiểm tra đá Mặt trăng. Còn sứ mệnh XRISM sẽ quan sát plasma trong các ngôi sao và thiên hà.

Hơn 50 năm sau lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng, một cuộc đua mới tới vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất đang diễn ra.

Giờ đây ngày càng nhiều quốc gia - với số lượng chưa từng có - đang chuẩn bị cho các cuộc phiêu lưu trên Mặt trăng. Vụ phóng tàu đổ bộ SLIM của Nhật Bản diễn ra không lâu sau khi sứ mệnh chinh phục Mặt trăng mới nhất của Nga thất bại và Ấn Độ đưa tàu đổ bộ đáp xuống phần cực nam Mặt trăng thành công.

Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch đổ bộ Mặt trăng tương tự trong năm nay. Trong khi đó những nước khác như Canada, Mexico và Israel đang có kế hoạch đưa xe tự hành (rover) lên khám phá bề mặt Mặt trăng.

Ngoài ra có 6 cơ quan vũ trụ quốc tế đang hợp tác với chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), nhằm mục đích đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2025.

Trong khi đó, Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa các phi hành gia của nước này lên bề mặt Mặt trăng vào năm 2030.

Náo nhiệt cuộc đua lên Mặt trăng.

Cuộc đổ bộ thành công của Ấn Độ lên Mặt trăng cho thấy sự quan tâm của các nước đến việc khám phá Mặt trăng ngày càng lớn, được thúc đẩy bởi cả niềm tự hào dân tộc và các cân nhắc chiến lược.

Báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw