Nhật Bản phê chuẩn vaccine của KM Biologics Co. phòng bệnh đậu mùa khỉ

Nhóm chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vừa phê chuẩn việc sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa do công ty KM Biologics Co. bào chế để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời ngăn ngừa khả năng người bệnh gặp các triệu chứng nặng.

Các lọ chứa vaccine phòng đậu mùa khỉ tại 1 trung tâm tiêm chủng ở Nice, Pháp. (Ảnh minh họa: Reuters)

Các lọ chứa vaccine phòng đậu mùa khỉ tại 1 trung tâm tiêm chủng ở Nice, Pháp.

KM Biologics Co. là 1 công ty dược phẩm và thực phẩm có trụ sở ở tỉnh Kumamoto thuộc tập đoàn Meiji Holdings Co.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tiêm vaccine của công ty này cho 50 nhân viên y tế tại Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và y tế toàn cầu (NCGM) để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng đã cho phép sử dụng các loại thuốc chữa bệnh đậu mùa khỉ do nước ngoài sản xuất nhưng chưa được cấp phép ở Nhật Bản tại NCGM và 3 tổ chức khác ở các tỉnh Osaka, Aichi và Okinawa.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, các vaccine phòng bệnh đậu mùa của KM Biologics Co. có hiệu quả tới 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ.

Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi tiêm phòng vaccine phòng bệnh đậu mùa cho các nhân viên y tế và các đối tượng khác có nguy cơ cao khi tiếp xúc với các bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Tính tới ngày 28/7, Nhật Bản đã phát hiện 2 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Trong khi đó, Viện Y tế công cộng Montenegro ngày 31/7 cho biết, nước này đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ và bệnh nhân này đang có tình trạng sức khỏe ổn định.

Theo cơ quan y tế trên, hiện nhà chức trách Montenegro đã thực hiện tất cả các bước cần thiết liên quan đến bệnh nhân và những người tiếp xúc với người bệnh.

Tất cả các cơ quan liên quan cũng đã được thông tin về diễn biến dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Montenegro theo quy định quốc tế.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ là sốt cao, xuất hiện các nốt phồng rộp trên da. Ngày 23/7 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Hơn 22 nghìn ca bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận trên toàn thế giới tại hơn 70 quốc gia, trong đó có hầu hết các quốc gia Tây Balkan. Bệnh thường tự khỏi sau 2 - 3 tuần, đôi khi kéo dài 1 tháng.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn: Ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024

Chiều 25/4, tại huyện Văn Bàn, Sở Thông tin và Truyền thông và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị ký kết hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chuyển đổi số năm 2024.

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên

Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”. 

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

fb yt zl tw