Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
“Nhân lên” khát vọng thoát nghèo

“Nhân lên” khát vọng thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4784604473470_0bb7b98825b2734f7574788eb6c0cf81.jpg

Nhắc đến sông Chảy, người dân Mường Khương luôn cảm thấy hãnh diện và tự hào, bởi dòng sông đã nuôi dưỡng nhiều người dân sinh sống dọc bờ sông này. Ngày trước, khi Nhà máy Thủy điện Bắc Hà chưa xây dựng, dòng sông Chảy nhỏ lắm, nhiều thác ghềnh và nước chảy dữ dội. Từ khi xây đập, ngăn sông làm thủy điện thì dòng sông Chảy đã “lớn” hơn trước rất nhiều, nước chảy hiền hòa, đi lại trên sông từ Cốc Ly (Bắc Hà) lên tận Tả Gia Khâu (Mường Khương), Bản Mế (Si Ma Cai) rất thuận tiện. Giờ đây, nhiều người đã đầu tư đóng thuyền máy để đi lại, vận chuyển nông sản và đưa khách du ngoạn sông Chảy. Khi Nhà máy Thủy điện Bắc Hà được xây dựng, đoạn sông Chảy phía trên đập thủy điện kéo dài tới thượng lưu biến thành vùng lòng hồ mênh mông. Lưu lượng nước lớn, nước hồ tương đối sạch, dòng chảy ổn định là môi trường thuận lợi để tôm, cá sinh sôi và tạo ra một hệ sinh thái khép kín phù hợp với nuôi thủy sản. Đặc biệt, việc nuôi cá lồng, nhất là các loại cá đặc sản như cá nheo, cá chiên rất phù hợp, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

z4784604488367_e0fdd19c987d6b2f07ce57d58951b9a9.jpg

Không chỉ có tiềm năng lớn về thủy sản, sông Chảy còn là điểm đến thưởng ngoạn hấp dẫn du khách. Đã từ lâu, tuyến du lịch đường thủy từ Bảo Nhai đi Cốc Ly (Bắc Hà) đã trở thành tour du lịch có tiếng, thu hút nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài. Tuy nhiên, tuyến du lịch đường thủy từ Cốc Ly đi Tả Gia Khâu, Bản Mế (trên lòng hồ thủy điện Bắc Hà) cũng đang có sức hút lớn đối với khách du lịch bởi cảnh sắc còn hoang sơ và thơ mộng. Bên sông là các khu rừng già hàng trăm năm tuổi, thác nước trắng như dải lụa đổ xuống và quần thể hang động tuyệt đẹp chưa có người khám phá. Dọc bờ sông từ Tả Thàng đến Tả Gia Khâu là các làng, bản của người Mông, Nùng, Dao, Tu Dí, Thu Lao, Phù Lá… Mỗi dân tộc mang những nét bản sắc văn hóa riêng, mỗi nếp nhà, bộ trang phục, điệu múa, lời ca đều thấm đẫm chất trữ tình vùng cao và “hơi thở” của dòng sông. Ngồi trên xuồng máy, khỏa nước sông Chảy, thả lòng mình vào khung cảnh sơn thủy hữu tình, du khách có thể quên đi âu lo, bộn bề của cuộc sống đời thường. Du khách cũng có thể tìm được nhiều điều thú vị khi khám phá cuộc sống, phong tục, tập quán, không khí lao động, sản xuất của chính những người dân hồn hậu, chất phác bên bờ sông Chảy. Những món ẩm thực độc đáo như xôi ngũ sắc, cá sông nướng, thịt lợn Cao Sơn hun khói, lạp xường, thịt dê Tả Thàng, gà đen La Pán Tẩn, chè cổ thụ, tương ớt Mường Khương… sẽ níu chân du khách ở lại.

Du lịch sông Chảy đang mở tiềm năng to lớn, trong tương lai sẽ là một trong những “chìa khóa vàng” cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người dân “xứ Mường” nói chung và các xã dọc sông Chảy nói riêng không phải là không nhận thấy lợi thế của sông Chảy. Lòng hồ sông Chảy càng mênh mông càng khiến khát khao vươn lên của họ cháy bỏng hơn bao giờ hết.

z4784604500948_e2d4a2040463c1aa310db6e393d4f73b.jpg

Dù được sông Chảy “ban tặng” nhiều nguồn lợi nhưng thực tế cuộc sống của người dân các thôn, bản ở 6 xã (Tả Gia Khâu, Dìn Chin, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, Tả Thàng) vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt có xã Tả Thàng và xã Lùng Khấu Nhin thuộc danh sách 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Để “nhân lên” khát vọng thoát nghèo, huyện Mường Khương đã xây dựng chương trình tổng thể sắp xếp dân cư, phát triển kinh tế - xã hội dọc bờ sông Chảy với mục tiêu khai thác tiềm năng vô tận của dòng sông, mở ra sự đổi thay cho cuộc sống người dân ở đây. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với những thôn, bản giáp bờ sông Chảy trên địa bàn huyện Mường Khương là giao thông quá khó khăn. Để giải quyết được “bài toán” này, huyện Mường Khương đã xác định cần mở tuyến đường “huyết mạch” từ thôn Na Măng (xã Tả Gia Khâu) tới thôn Cán Cấu 2 (xã Tả Thàng) dài 25 km chạy dọc theo bờ sông Chảy. Cùng với đó, mở những tuyến đường “xương cá” nối với tuyến đường huyết mạch nói trên, tạo ra những trục động lực cho phát triển.

z4784604508531_b5b019be77c778d1d1790c2f9113ffda.jpg

Chiến lược, tầm nhìn là vậy nhưng cũng mất hơn 10 năm mới hiện thực hóa, khi tuyến đường dọc sông Chảy từ thôn Cán Cấu 2, xã Tả Thàng đến thôn Nùng Chéng Lùng, xã Cao Sơn với tổng chiều dài 18,5 km được đầu tư mở mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ông Páo Dình, nguyên Chủ tịch UBND xã Tả Thàng (hiện là Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Khương) cho biết: Từ năm 2010, người dân xã Tả Thàng và các xã dọc sông Chảy đã nhiều lần đề nghị với Trung ương, tỉnh và huyện thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu HĐND các cấp sớm xem xét đầu tư, mở tuyến đường ven sông Chảy. Đây là mong muốn, là khát khao của người dân, bởi khu vực này có thể ví như “vựa” quế, ngô, sắn. Tuy nhiên, mỗi khi vào vụ thu hoạch, người dân lại thêm nhọc nhằn, đôi vai gầy chai sạn vì gùi ngô, sắn vượt dốc. Những hộ có điều kiện thì sử dụng ngựa để thồ nông sản. Sau này, khi một số tuyến đường được mở xuống bờ sông Chảy, người dân sử dụng xe máy vận chuyển nông sản hoặc vận chuyển bằng thuyền máy theo sông.

Tháng 7/2023, sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư, UBND xã Tả Thàng - chủ đầu tư - phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện khảo sát hướng tuyến để triển khai thi công. “Có lẽ đây là tuyến đường thi công khó khăn, phức tạp nhất trên địa bàn huyện, bởi 90% là đá, địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe và vách đá cheo leo. Để mở được đường, phải nắn tuyến theo địa hình thực tế, thậm chí còn phải làm thêm một số cầu”, ông Páo Dình cho hay.

Tham gia khảo sát thực địa, ông Nguyễn Thành Trung, Tổ trưởng Tổ thi công đường giao thông nông thôn không nghĩ rằng tuyến đường này lại “khoai” như vậy. Ông Trung tâm sự: Hơn 10 ngày ròng rã, đội nắng, dầm mưa khảo sát thực địa là chừng ấy thời gian đối mặt với thử thách, bởi phải luồn qua bụi rậm, trèo lên những mỏm đá sắc nhọn, rồi những cơn mưa rừng như trút nước khiến cả đoàn ướt như “chuột lột”, thậm chí bị vắt cắn... mới có được hướng tuyến chính xác.

Có được hướng tuyến đã khó, việc thi công khó khăn gấp nhiều lần. Do địa hình hiểm trở, nhiều khe nước nên không ít lần, vừa mở xong mặt đường, gặp trận mưa lớn, mặt đường bị nước xối thành rãnh to, lọt cả bánh xe. Khó khăn là vậy, nhưng Tổ thi công đường giao thông nông thôn đặt ra quyết tâm rất cao, chỉ sau 2 tháng triển khai, đã mở được 6 km nền đường, nếu “thuận buồm xuôi gió” thì việc mở nền và rải cấp phối mặt đường sẽ hoàn thành vào tháng 6/2024, sau này sẽ tiếp tục được đầu tư rải nhựa mặt đường.

Sẽ không lâu nữa, khi tuyến đường dọc sông Chảy hoàn thành, cùng với cây cầu bắc qua tam giác sông Chảy, nối 3 huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà được khởi công sẽ “nhân lên” khát vọng thoát nghèo của người dân bên dòng sông Chảy.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Lên núi săn “đặc sản” thanh mai

Từ giữa tháng 6 đến tháng 7 hằng năm, quả thanh mai trong những cánh rừng ở vùng cao Y Tý (Bát Xát) chín đỏ. Đây là thời điểm những người dân tộc Hà Nhì vào rừng săn “đặc sản” thanh mai để bán.

Tỉnh lộ 151: Cỏ cây lấn đường, ẩn họa khôn lường

Tỉnh lộ 151: Cỏ cây lấn đường, ẩn họa khôn lường

Sau gần 1 năm nhận bàn giao để sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 151 (đoạn từ xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng đi cầu Khe Lếch, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn), do các đơn vị được giao không thường xuyên bảo trì, phát quang hành lang dẫn đến tình trạng cỏ mọc um tùm, lan ra lòng đường làm che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông.

Tả Củ Tỷ sau cơn mưa

Tả Củ Tỷ sau cơn mưa

Rời Tả Củ Tỷ mang theo câu chuyện với những con người trẻ tuổi, tràn đầy khát vọng ở Tả Củ Tỷ từ Phó Chủ tịch UBND xã Thào Seo Lử đến giám đốc HTX Lý Văn Minh và cả trưởng thôn Lù Seo Thành cho tôi thêm niềm tin rằng mảnh đất Tả Củ Tỷ sẽ sáng bừng.

Sa Pa chấn chỉnh tình trạng chi đậm "hoa hồng" cho tài xế rồi tăng giá dịch vụ

Sa Pa chấn chỉnh tình trạng chi đậm "hoa hồng" cho tài xế rồi tăng giá dịch vụ

Theo phản ánh của du khách, để tăng lượng khách, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ tại thị xã Sa Pa đã mạnh tay chi "hoa hồng" cho các tài xế taxi, xe ôm và đặc biệt là xe điện. Việc làm này có thể là lý do khiến giá một số dịch vụ tại Sa Pa bị nâng khống, cao hơn so với mặt bằng chung, ảnh hưởng đến hình ảnh của khu du lịch.

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Mường Lum

Vùng đất Mường Lum - Sín Chải, xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương những năm 50 của thế kỷ trước là vùng hậu địch. Phong trào đấu tranh cách mạng được gây dựng từ đây lan rộng ra khắp địa bàn huyện vùng cao Mường Khương. Trải qua bao thăng trầm, đồng bào các dân tộc nơi đây ngày trước một lòng theo Việt Minh thì nay vẫn luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp sức làm thay đổi diện mạo quê hương.

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng và hạ tầng kết nối: Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

fb yt zl tw