Nhận diện chiêu trò qua mặt súng bắn tốc độ của CSGT

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam xuất hiện một loại máy phát hiện súng bắn tốc độ. Đây được dân lái xe đường dài xem là “bảo bối” của mình. Cùng với nó, việc tìm mua một thiết bị chống lại súng bắn tốc độ của Cảnh sát giao thông không khó.

Chỉ cần vài ba triệu, lên mạng Internet gõ một lúc là có thể tìm thấy địa chỉ cung cấp hàng. Liệu chiêu trò này có thực giúp các lái xe “qua mặt” được lực lượng CSGT làm nhiệm tuần tra kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường?

Lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm.
Lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm.

Chỉ cần từ 3-5 triệu đồng là có “bùa” tốc độ?!

Trong những ngày này, chuyện về thiết bị đối phó với súng bắn tốc độ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), đang là chủ đề nóng trên nhiều trang mạng xã hội. Thiết bị này là mặt hàng cấm nhưng chỉ cần một số tiền vài triệu đồng là các “quái xế” có thể sở hữu, cùng suy nghĩ tha hồ đi đường dài mà “không lo” bị CSGT bắn tốc độ.

Theo quảng cáo, mỗi một bộ máy “phá sóng” súng bắn tốc độ thường gồm: 1 hộp điều khiển và 4 cục cảm biến cùng các thiết bị phụ trợ, lắp ở những chỗ dễ giấu trên các loại xe ôtô để phát hiện và vô hiệu hóa sóng phát ra từ súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT. 

Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần bật nút ON là máy hiện lên đèn đỏ. Tuy có kích thước chỉ nhỏ bằng bao thuốc lá, nhưng nó có thể phát hiện máy bắn tốc độ của Cảnh sát trong bán kính 2km. Khi phát hiện súng bắn tốc độ của CSGT phát sóng mạnh nó có thể đưa ra cảnh báo bằng tiếng bíp lớn. 

Thực ra ở nước ngoài, đây là loại thiết bị hỗ trợ cho tài xế lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, khi nhập lậu vào Việt Nam, nó chỉ được biết đến với tính năng  là để... đối phó với CSGT. Giá của thiết bị này bán dao động từ 2,8 – 3,5 triệu đồng, thậm chí có trang web còn quảng cáo thiết bị hiện đại với giá hơn 5 triệu đồng. 

Không chỉ có thiết bị trên, ở một diễn đàn về ôtô gần đây có đăng tải một đoạn video clip ghi lại một thí nghiệm về miếng dán “thần kỳ” có khả năng “hô biến” mọi chữ số trên biển kiểm soát (BKS) xe được nhiều lái xe quan tâm. Trong clip, một người đàn ông đã dùng những miếng decal có in sẵn các con số có cùng kích cỡ và dán đè lên các con số của biển số xe.

Theo quảng cáo, đây là decal được phủ một lớp hóa chất đặc biệt. Khi camera kỹ thuật số ghi lại hình ảnh, lớp decal này sẽ biến mất hoàn toàn, chỉ để lại bảng số màu trắng…

Đối phó không đồng nghĩa với hai chữ “An toàn”

Trao đổi với phóng viên, một số Đội trưởng đội CSGT tại Hà Nội cho biết, mỗi ngày các đơn vị vẫn xử lý từ 10 thậm chí 20 trường hợp xe vi phạm về tốc độ. Tuy nhiên, trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý chưa từng phát hiện các thiết bị nói trên. 

Trong khi đó, lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội cũng thẳng thắn chia sẻ: qua theo dõi thông tin báo đài, chúng tôi cũng thấy rõ việc nhập các thiết bị “chống” CSGT, như vậy là quá nguy hiểm, nhất là trong hoàn cảnh cả nước đang tập trung kéo giảm tỷ lệ tai nạn giao thông. 

Vị này cũng nhấn mạnh thêm: Việc các lái xe tìm mua thiết bị để ngụy trang nhằm qua mặt thiết bị bắn tốc độ là việc làm vừa tốn kém, vừa hại thân. Bởi, hầu hết các thiết bị này không được phép lưu hành, không qua kiểm định của bất kỳ cơ quan nào, nên chất lượng không đảm bảo.

Lô hàng thiết bị phá sóng súng bắn tốc độ từng bị Hải quan TP Hồ Chí Minh phát hiện, thu giữ.
Lô hàng thiết bị phá sóng súng bắn tốc độ từng bị Hải quan TP Hồ Chí Minh phát hiện, thu giữ.

 Bên cạnh đó, camera bắn tốc độ là thiết bị hiện đại không dễ gì “qua mặt” được, chưa kể đến lực lượng CSGT thường xuyên chốt trực trên các tuyến đường. Tuy nhiên, không chủ quan với các thông tin về các thiết bị đối phó này, tới đây  Phòng CSGT Hà Nội sẽ rà soát lại tình hình tai nạn giao thông ở các tuyến QL cửa ngõ và vùng ven thành phố. Nếu có dấu hiệu nhiều phương tiện liên tục vi phạm về tốc độ gây tai nạn, chúng tôi  sẽ có biện pháp ngăn ngừa ngay những thiết bị “hại người” này.

Tương tự, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho rằng, việc lái xe dùng các thiết bị đối phó với lực lượng CSGT là không thể chấp nhận. Nếu lái xe trên đường chủ quan về tốc tộc, sẽ là một trong những nguy cơ gây mất ATGT trên đường. Vì vậy, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhấn mạnh: Cơ quan chức năng cần phải có biện pháp tăng cường, có thể phải dùng chính kỹ thuật công nghệ để phát hiện, xử lý những vi phạm nói trên.   

Trước đó, vào gần cuối năm 2014, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh thuộc Cục Hải quan TP HCM đã phát hiện 1 lô hàng lạ, là thiết bị dùng để phá sóng súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT. Hiện đơn vị nói trên đang làm rõ, xử lý... Theo đó, qua thực kiểm hàng hoá chuyển phát nhanh qua đường hàng không, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh tình nghi 1 lô hàng nhập khẩu dạng phi mậu dịch từ nước ngoài về. 

Được biết, đứng tên tờ khai nhập khẩu là 1 cá nhân, cư ngụ tại quận 3, TP HCM. Người này có 2 tờ khai hải quan. 1 tờ khai hàng là "hộp điều khiển” gồm 5 cái. Tờ còn lại khai hàng là các bộ "cảm biến hỗ trợ đậu xe”, tức là phụ tùng xe hơi, gồm 5 cái. Hai tờ khai thể hiện nguồn gốc hàng từ Đan Mạch. Tuy nhiên qua kiểm tra, lực lượng Hải quan phát hiện đây là các bộ thiết bị dùng để lắp đặt trên các xe ôtô, nhằm để phát hiện, vô hiệu hoá súng bắn tốc độ của lực lượng CSGT. Lô hàng gồm 5 bộ, trong đó mỗi bộ có 1 hộp điều khiển, 4 cục cảm biến và các thiết bị phụ trợ khác. 

Lô hàng mang các nhãn hiệu Blinder, model: Compact series, xuất xứ Đan Mạch. Tổng trọng lượng lô hàng là 8,5kg. Theo lực lượng Hải quan, lô hàng nói trên thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất - nhập khẩu (phụ lục I) ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.

Báo CAND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 giáo viên và học sinh huyện Bảo Yên được hướng dẫn tham gia giao thông đường sắt an toàn

Hơn 600 giáo viên và học sinh huyện Bảo Yên được hướng dẫn tham gia giao thông đường sắt an toàn

Sáng 12/11, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và huyện Bảo Yên tổ chức tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và hướng dẫn quy tắc tham gia giao thông đường sắt cho hơn 600 học sinh và cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học số 1 xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

[Ảnh] Ngổn ngang đường Bản Vược - Sàng Ma Sáo sau mưa lũ

[Ảnh] Ngổn ngang đường Bản Vược - Sàng Ma Sáo sau mưa lũ

Tuyến tỉnh lộ 156B, đoạn từ xã Bản Vược đi xã Sàng Ma Sáo được huyện Bát Xát đầu tư hơn 100 tỷ đồng để nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng được hơn 1 năm nay. Tuy nhiên, đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây ra đã làm tuyến đường này bị tàn phá nặng nề, nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng khiến giao thông thường xuyên bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Bát Xát: Trên 1.200 học sinh, phụ huynh được tuyên tuyền về xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Bát Xát: Trên 1.200 học sinh, phụ huynh được tuyên tuyền về xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Thực hiện Kế hoạch cao điểm đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn, ngày 28/10/2024, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự (Công an huyện Bát Xát) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Bát Xát tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ với chủ đề "Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn" cho hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông những tháng cuối năm

Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông những tháng cuối năm

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 tháng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ quý IV/năm 2024 tổ chức sáng nay (22/10).

fbytzltw