Nhà thờ Đức Bà Paris - kiệt tác được tái sinh nhờ những người thợ mộc tài hoa

Sau 5 năm làm việc miệt mài, các nghệ nhân và thợ mộc đã hoàn thành xuất sắc công tác trùng tu, khôi phục vẻ đẹp vốn có của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Nhà thờ Đức Bà Paris trong quá trình phục dựng, ngày 6/12/2023.
Nhà thờ Đức Bà Paris trong quá trình phục dựng, ngày 6/12/2023.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, chỉ còn một tuần nữa, Nhà thờ Đức Bà Paris của Pháp - biểu tượng vĩ đại của văn hóa và kiến trúc Gothic - sẽ chính thức mở cửa trở lại sau vụ hỏa hoạn nghiêm trọng năm 2019.

Đằng sau quá trình hồi sinh kỳ diệu này là những đôi bàn tay tài hoa của các thợ mộc.

Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 15/4/2019 đã tàn phá nghiêm trọng ngọn tháp, mái nhà và nhiều phần kiến trúc quan trọng của Nhà thờ Đức Bà.

Sau 5 năm làm việc miệt mài, các nghệ nhân và thợ mộc đã hoàn thành xuất sắc công tác trùng tu, khôi phục vẻ đẹp vốn có của nhà thờ. Ngọn tháp biểu tượng nay đã được tái dựng một cách tinh xảo, sẵn sàng chào đón du khách.

Ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris cao 96m, được dựng hoàn toàn bằng khung gỗ sồi với cấu trúc xung quanh được hoàn thành vào cuối tháng 12/2023.

Xung quanh ngọn tháp này, những bức tượng được trang trí bằng chì nguyên bản, đã được lắp đặt trở lại.

Một điều may mắn là những bức tượng này được hạ xuống trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn trên, do đó không bị hư hại.

Việc khôi phục ngọn tháp của nhà thờ là một công việc vô cùng kỳ công và đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt. Từ xa, ngọn tháp giống như một cây kim với 2 tầng mở, bao gồm lan can, cột, đầu hồi và phần tháp nhọn.

Trọng lượng ngọn tháp nặng 750 tấn, với phần đế bằng gỗ đóng vai trò như nền móng vững chắc, nâng đỡ toàn bộ cấu trúc phức tạp. Phần thân tháp là một cấu trúc hình bát giác cao 20 m, gồm 285 bộ phận. Phần chân tháp, được thiết kế giống như một chiếc ghế đẩu, dài 15 m, rộng 13 m và cao 6m, giữ chặt ngọn tháp vào 4 cột trụ lớn.

Ngoài ngọn tháp, phần mái của nhà thờ Đức Bà Paris cũng được khôi phục theo nguyên tác của kiệt tác thế kỷ 13. Phần mái được tạo thành từ một chuỗi các nhịp cơ bản dài khoảng 4 m. Mỗi nhịp bao gồm các kết cấu hình tam giác với 4 kèo phụ và một kèo chính.

Dự kiến, Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa đón công chúng vào ngày 7/12. Sự hồi sinh của công trình lịch sử này không chỉ đánh dấu sự tái sinh của một kiệt tác gần 900 năm tuổi mà còn khắc sâu ý nghĩa về lòng quyết tâm và tinh thần đoàn kết của nước Pháp và toàn thế giới.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

fb yt zl tw