Nguy cơ mất mùa mận Tả Van ở vùng cao

Toàn bộ diện tích mận Tả Van tại 2 huyện vùng cao Bắc Hà và Si Ma Cai năm 2023 có tỷ lệ đậu quả rất thấp, nông dân đối diện nguy cơ mất mùa.

Mận Tả Van là giống địa phương được trồng nhiều trên địa bàn huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai. Đây là cây trồng có diện tích lớn, giá trị kinh tế cao, thu nhập chính của nhiều hộ. Với màu đỏ bắt mắt, vị ngọt đậm, mận Tả Van được thị trường ưa chuộng, có giá bán cao, dao động từ 60 - 120 nghìn đồng/kg.

mantavan2.jpg

Tại huyện Si Ma Cai, mận Tả Van được trồng nhiều ở các xã: Quan Hồ Thẩn, Lùng Thẩn, Nàn Sín, Sán Chải và diện tích nhỏ ở một số nơi khác trên địa bàn huyện. Với hiệu quả kinh tế mang lại, những năm qua, huyện Si Ma Cai chủ trương mở rộng diện tích trồng mận Tả Van và được người dân tích cực tham gia. Huyện Si Ma Cai hiện có hơn 400 ha mận Tả Van. Năm 2022, huyện tổ chức thành công Lễ hội mận Tả Van, góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch và nâng cao giá trị của loại cây trồng này.

baolaocai_mantavan (3).jpg

Theo ông Hà Đức Minh, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai, năm nay, hầu hết diện tích mận Tả Van trên địa bàn huyện Si Ma Cai gặp tình trạng tỷ lệ đậu quả thấp. Sản lượng mận Tả Van năm nay của huyện Si Ma Cai có thể giảm 70% - 80%.

Tại huyện Bắc Hà, hầu hết diện tích trong tổng số hơn 300 ha mận Tả Van của huyện cũng gặp tình trạng tương tự, khiến nông dân lo lắng. Anh Vàng Seo Chẩn, thôn Xà Ván - Sừ Mần Khang, xã Tả Van Chư cho biết: Mọi năm, mận Tả Van nhiều quả, gia đình thu được khoảng 25 - 30 triệu đồng. Năm nay mận đậu ít quả, nhiều cây không đậu quả nào. Thông thường, mận Tả Van có 1 năm sai quả, 1 năm ít quả nhưng chưa năm nào tỷ lệ đậu quả thấp như năm nay. Không chỉ gia đình tôi mà rất nhiều hộ lo lắng vì mận mất mùa.

mantavan1.jpg

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Bắc Hà, khoảng tháng 2 - 3/2023, khi mận Tả Van ra hoa thì gặp thời tiết bất lợi, rét sâu kèm sương mù nên hoa khó thụ phấn, do đó tỷ lệ đậu quả thấp. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2023, tại Bắc Hà không có mưa, khô hạn kéo dài cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của mận Tả Van. Ngoài ra, hầu hết người dân trồng mận Tả Van không thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân, đốn tỉa, vin cành, tạo tán cho cây sau khi kết thúc vụ thu hoạch năm 2022. Với tình trạng hiện tại, ước tính sản lượng mận Tả Van năm nay tại huyện Bắc Hà giảm 70% - 80% so với vụ mận năm 2022.

Để khắc phục thực trạng này, huyện Bắc Hà đang nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học dùng các biện pháp kỹ thuật, đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, tác động về chăm sóc cây mận nhằm khắc phục tình trạng mất mùa, giảm sản lượng trên cây mận Tả Van.

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà.

Phân tích về tình trạng mận Tả Van ở các địa phương vùng cao có hiện tượng 1 năm được mùa, 1 năm mất mùa, ông Nguyễn Bá Thế, Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh cho rằng, nguyên nhân khiến mận mất mùa luân phiên theo năm hầu hết là do kỹ thuật chăm sóc, bón phân, đảm bảo dưỡng chất cho cây. Do năm trước mận sai quả, cây bị hút cạn dinh dưỡng nên tỷ lệ đậu quả năm kế tiếp rất thấp. Người dân hoàn toàn có thể can thiệp bằng cách bổ sung phân bón để cung cấp dưỡng chất cho cây, đồng thời áp dụng các biện pháp đốn tỉa, vin cành, cung cấp đầy đủ nước tưới…để cây khỏe, phát triển cành, lộc mới, tăng tỷ lệ đậu quả. Trung tâm đang hỗ trợ huyện Bắc Hà nghiên cứu đề tài khoa học để khắc phục tình trạng mất mùa xen kẽ trên mận Tả Van.

Với hiện tượng tỷ lệ đậu quả thấp, sản lượng mận Tả Van năm 2023 trên địa bàn huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai sẽ giảm mạnh so với năm 2022. Ngành nông nghiệp các địa phương cần khẩn trương triển khai việc nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc mận Tả Van cho người dân để khắc phục tình trạng mận mất mùa, ảnh hưởng đến sản lượng, thu nhập của người dân trong những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

fb yt zl tw