Người giữ nghề đan mâm ở Y Tý

LCĐT - Vừa cần mẫn giữ nghề đan mâm truyền thống của người Hà Nhì, ông Ly Hờ Suy ở thôn Choản Thèn, xã Y Tý (huyện Bát Xát) vừa đau đáu một nỗi niềm khi lớp trẻ lớn lên và trưởng thành không mấy mặn mà với nghề đan lát của cha ông mình.

Người giữ nghề đan mâm ở Y Tý ảnh 1
Ông Ly Hờ Suy đang hoàn thiện chiếc mâm đan truyền thống của người Hà Nhì.

Mời chúng tôi vào gian bếp đỏ lửa ấm áp, tự tay pha trà mời khách, ông Ly Hờ Suy chậm rãi kể: Lớn lên bên chiếc mâm mây của bố mẹ, từ nhỏ tôi thường theo ông nội, theo bố vào rừng lấy cây mai, cây mây, cây trúc, cây giang về vót nan đan mâm. Sau này, tôi được ông nội và bố dạy vót nan, dạy đan, uốn khung đan mâm truyền thống và giữ nghề cho đến tận bây giờ…
Nói rồi, ông Ly Hờ Suy chỉ tay lên gác có chiếc mâm của gia đình đã đen bóng màu bồ hóng giới thiệu: Mâm sau khi đan xong không dùng ngay mà phải đem hong trên gác bếp để bồ hóng sơn một lớp sơn tự nhiên cho lên màu theo thời gian. Làm như vậy, mâm sẽ bóng, đẹp hơn có độ bền hơn.

Ở chiếc mâm là cả kho tàng về tri thức bản địa từ lâu đời truyền lại hàng trăm năm, về kỹ thuật đan lát tinh xảo, cầu kỳ, nhiều công đoạn, đầu tiên là vào rừng lựa chọn nguyên liệu. Ông Ly Hờ Suy bảo, giờ phải đi vào tận rừng rất xa mới lấy được nguyên liệu như ý về làm bởi cây mai, cây mây rừng ít dần đi, có khi phải đi cả ngày mới lấy được… Có khách đặt mua mâm, nếu không lấy đủ nguyên liệu trong rừng, chúng tôi phải đặt mua nguyên liệu từ các tỉnh khác về làm mâm.

Để đan hoàn chỉnh một chiếc mâm mây, người Hà Nhì phải mất cả chục ngày công. Thường thì người Hà Nhì dùng trúc, mây làm bờ mâm; dùng trúc đan chân đế của mâm; dùng cây mai đan mặt mâm. Mặt mâm phải đan 3 lớp mới thành. Người Hà Nhì đan rời từng bộ phận, sau đó ghép thành mâm…

Với người Hà Nhì, chiếc mâm mây không chỉ đơn giản là vật dụng hằng ngày trong gia đình, mà còn là vật dụng để đồ lễ cúng tế trong những nghi lễ truyền thống như lễ hội “Khô già già”, nghi lễ tết “Ga tho tho”, tết “Gạ ma do” và những nghi lễ truyền thống khác. Nhờ vẻ đẹp độc đáo, nhiều người đặt hàng ông Ly Hờ Suy đan mâm mây để dùng. Ông Ly Hờ Suy cho biết thêm: Mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất cho sự viên mãn, sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình cũng như của bản làng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

fb yt zl tw