Người dân Hà Nội được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Trong 6 tháng cuối năm nay, Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho người dân trên địa bàn thành phố có tài khoản định danh mức độ 2 và có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.

Nghị quyết 11 quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID trên địa bàn Hà Nội, vừa được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI kỳ họp thứ 16 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2024 đến 31/12/2024.

Theo Nghị quyết, công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, nhưng không thuộc đối tượng được miễn phí theo quy định tại Thông tư 244 năm 2016 của Bộ Tài chính, sẽ được hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

Trường hợp người dân có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, đề nghị cấp trên 2 phiếu Lý lịch tư pháp (từ phiếu thứ 3 trở lên) trong một lần yêu cầu thì sẽ được hỗ trợ tối đa 50.000 đồng/lần/người, tương đương 10 phiếu lý lịch tư pháp.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội giao Ủy ban nhân dân chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID trên địa bàn.

1.jpg
Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế là 2 địa phương đang triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho người dân có tài khoản định danh mức độ 2.

Cùng với Thừa Thiên Huế, từ ngày 22/4 đến nay, Hà Nội đang triển khai thí điểm việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Kết quả thí điểm trong 2 tháng tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế sẽ là cơ sở cho việc triển khai nhân rộng toàn quốc việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID.

Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của Sở Tư pháp, có giá trị pháp lý như bản gốc phiếu lý lịch tư pháp giấy.

Phiếu lý lịch tư pháp điện tử sẽ mặc định được trả về tài khoản của người dân trên ứng dụng VNeID, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hà Nội.

2.jpg
Tính đến trung tuần tháng 5/2024, Bộ Công an đã kích hoạt hơn 54,34 triệu tài khoản định danh điện tử.

Theo đánh giá của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử (Đề án 06), thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất tích cực phối hợp với Bộ Công an chuẩn bị các điều kiện, chính thức triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 22/4 và được người dân hưởng ứng tích cực, với tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trên VNeID lần lượt chiếm 67,42% với Thừa Thiên Huế và hơn 45,5% đối với Hà Nội.

Giá trị mang lại từ việc thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID là người dân có nhu cầu đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Ước tính, khi triển khai chính thức, người dân sẽ tiết kiệm được 5.000 đồng phí đề nghị cấp thêm phiếu lý lịch tư pháp và khoảng 10.000 đồng tiền xăng xe, đi lại; 80.000 đồng công sức chờ đợi 4 tiếng; 150.000 đồng tiền công trung bình nửa ngày của người dân. Với nhu cầu 2,6 triệu phiếu lý lịch tư pháp hằng năm, dự kiến tiết kiệm khoảng 637 tỷ đồng mỗi năm.

Kết luận hội nghị giao ban tháng 5/2024, lãnh đạo Tổ công tác triển khai Đề án 06 đánh giá việc thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế đã đạt kết quả bước đầu; đồng thời, chỉ đạo sau ngày 22/6/2024, Bộ Tư pháp tiến hành sơ kết thí điểm và điều chỉnh lại quy trình nếu trong quá trình triển khai thí điểm phát sinh những vướng mắc.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng được yêu cầu hướng dẫn các địa phương kinh nghiệm của Hà Nội và Thừa Thiên Huế trong quá trình triển khai thí điểm; chuẩn bị các điều kiện cần thiết như tập huấn, sao gửi tài liệu, tích hợp các phần mềm..., trước khi công bố triển khai chính thức trên toàn quốc.

Báo cáo của thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 cho hay, tính đến trung tuần tháng 5/2024, Bộ Công an đã cấp trên 86,2 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip và thu nhận trên 75,7 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 54,34 triệu tài khoản, đạt tỷ lệ kích hoạt trên tổng số hồ sơ thu nhận là 71,78%. Đặc biệt, 8 tiện ích trên ứng dụng VNeID công bố vào ngày 25/1/2024 đã được nhiều người dân hưởng ứng sử dụng. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có hơn 1,5 triệu lượt truy cập vào ứng dụng VNeID, trong đó có thể kể đến một số tiện ích có người dùng cao như: dịch vụ công thông báo lưu trú là 237.522 lượt; kiến nghị, phản ánh về an ninh, trật tự là 4.264 lượt; thông báo, phổ biến chính sách pháp luật mới cho công dân là 9,2 triệu lượt; tích hợp 829 tài khoản an sinh xã hội của người dân trên ứng dụng VNeID...

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw