Ngược vùng cao “săn” cá tiến Vua

Từng được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy”, cá dầm xanh là một trong 5 loại cá tiến Vua hiếm có khó tìm trong truyền thuyết. Nếu có may mắn được thưởng thức, chắn chắn thực khách sẽ không ngớt lời khen ngợi với hương thơm và vị ngọt từ thịt cá rất đặc trưng.

Cá dầm xanh là một loài cá thuộc họ cá chép, thường sống ở tầng đáy của sông, nhất là các con sông, con suối của vùng núi Tây Bắc. Loại cá này sống và di cư theo mùa. Mùa nước trong, từng đàn cá ngoi lên để tận hưởng không khí trong lành và làn nước mát lạnh. Nhưng đến mùa nước đục, cá dầm xanh lại chui vào các hang đá và sống ẩn mình.

Cá dầm xanh có vảy ánh xanh.
Cá dầm xanh có vảy ánh xanh.

Đây là một loại cá quý, từng được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy”, một trong năm loại cá tiến vua hiếm có khó tìm trong truyền thuyết. Cá dầm xanh quý hiếm cũng bởi chất lượng thịt thơm ngọt, xương mềm, nhất là bộ trứng bùi ngầy ngậy rất hấp dẫn. Đặc biệt, ngay từ khi còn nhỏ như đầu ngón tay, thịt cá dầm xanh đã có hương vị rất riêng. Chúng có thể phát triển lên đến trọng lượng 6 – 7kg.

Toàn thân cá có vảy óng ánh màu xanh. Chúng gây ấn tượng với cái miệng rất dày, trề ra nhìn khá xấu xí. Chính bởi đặc điểm này mà nhiều người đã nhầm lẫn cá dầm xanh với cá anh vũ. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ sẽ thấy thấy cá anh vũ có môi dưới dày hơn và phần vây ánh đỏ. Bên cạnh đó, cá dầm xanh thường có nhiều ở các sông, vì thế giá cả cũng rẻ hơn so với cá anh vũ.

Môi cá dầm xanh (bên trái) mỏng hơn cá anh vũ (bên phải).
Môi cá dầm xanh (bên trái) mỏng hơn cá anh vũ (bên phải).

Cá dầm xanh chỉ ăn rong rêu và khoáng sa ở các tảng đá dưới lòng sông, lòng suối cho nên rất khó để câu. Thông thường, người dân chỉ có cách quăng lưới mới bắt được loại cá này. Cá dầm xanh rất khỏe. Khi bị bắt, chúng có thể xé toang lưới, thậm chí kéo lưới đi lung tung để tìm hướng chạy thoát thân.

Dù chế biến theo cách thức nào thì thịt cá cũng rất ngon mà không có mùi tanh. Tuy nhiên, khi lên vùng cao Tây Bắc, du khách có thể dễ dàng nhận thấy, món cá nướng được coi là đặc biệt và hấp dẫn hơn cả. Cá nướng không đòi hỏi những dụng cụ như xoong, nồi mà chỉ cần 1 con dao cùng chút nguyên liệu để nêm nếm và vài thanh nứa tươi là đã có thể bắt tay vào chế biến.

Sau khi làm sạch cá, người ta đem ướp với các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Tiếp đến, đầu bếp sẽ gập đôi cá lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi, trở đều tay cho tới khi cá được nướng chín vàng ruộm 2 bên và thơm nức mũi.

Lên vùng núi cao, ngồi quây quần bên đống lửa cạnh bờ suối, trực tiếp nướng cá và thưởng thức ngay khi vừa chín tới sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị. Nếu có thể, đừng quên nhâm nhi chén rượu nồng ấm áp để bữa ăn thêm trọn vẹn.

Các món ăn từ cá dầm xanh khiến không ít du khách tấm tắc khen ngon.
Các món ăn từ cá dầm xanh khiến không ít du khách tấm tắc khen ngon.

Món ăn sau khi chế biến có màu vàng, vị thơm ngọt của cá dầm xanh hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của quả mắc khén tạo ra một vị riêng chỉ có ở núi rừng. Hương vị này chắc chắn sẽ làm vừa lòng cả những người sành ăn hay khó tính nhất.

Ngoài ra, du khách cũng đừng bỏ qua cơ hội nếm thử món gỏi cá dầm xanh với lá và quả rừng. Để làm nên món này, người bản địa thường lọc lấy 2 phần lườn thịt cá, loại bỏ lớp da vảy, cắt miếng rồi trộn với lá rừng chua, mắc khén, ớt và chút muối, vừa khử mùi tanh lại tạo hương vị đặc trưng cho món ăn.

Nộm cá dầm xanh thơm lừng mùi mắc khén và lá rừng, hòa với vị ngọt từ thịt cá tươi. Thêm vào đó, vị chua chua cay cay càng kích thích vị giác, khiến người ăn không khỏi xuýt xoa.

Những món ăn chế biến từ cá dầm xanh thường được người bản địa ăn kèm với cơm nếp dẻo thơm, cơm lam hay xôi ngũ sắc. Mùi vị thơm ngon mà giá thành lại không quá đắt như các loài cá tiến Vua khác, nên cá dầm xanh chắc chắn sẽ làm vừa lòng bất cứ du khách nào khi đến với vùng cao.

Báo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw