Ngược Nậm Pung thưởng thức rượu thóc

LCĐT - Những năm gần đây, bên cạnh rượu San Lùng, huyện Bát Xát còn xuất hiện một số loại rượu cũng ngon không kém, trong đó có rượu thóc Nậm Pung.

Nói đến đặc sản rượu ở huyện Bát Xát, lâu nay người ta luôn nhắc đến rượu San Lùng - sản phẩm của đồng bào Dao ở thôn San Lùng (xã Bản Xèo) đã trở thành thương hiểu nổi tiếng cả nước. Mấy năm trở lại đây, bên cạnh rượu San Lùng, trên địa bàn huyện Bát Xát còn xuất hiện thêm một số loại rượu mới cũng ngon không kém, trong đó không thể không nhắc đến rượu thóc Nậm Pung.

Chưng cất rượu.
                                                                                Chưng cất rượu.

Rượu thóc Nậm Pung do đồng bào dân tộc Dao đỏ ở xã Nậm Pung nấu. Cả xã Nậm Pung có gần 300 hộ dân với xấp xỉ 2.000 nhân khẩu thì dân tộc Dao đỏ chiếm 75% dân số. Hầu hết các hộ Dao đỏ ở đây đều có nghề nấu rượu lâu đời, trong đó nổi tiếng hơn cả là thôn Nậm Pung nằm ở trung tâm xã.

Rượu Nậm Pung trước đây được nấu chủ yếu bằng giống thóc của địa phương, nhưng hiện nay những giống thóc đó ít được trồng, vì năng suất thấp, nên đồng bào Dao đỏ dùng các loại lúa lai như: LC 70, LC 212, Nhị ưu 838 trồng thay thế.

Anh Lý Díu Lù, người đã có hơn 20 năm làm nghề nấu rượu cho biết: Quá trình chưng cất rượu thóc Nậm Pung không có gì khác biệt lớn so với những loại rượu khác, chỉ có điều được nấu trên bếp lò đắp bằng đất trong gian bếp của đồng bào Dao đỏ tại xã. Cứ 50 kg thóc thì chưng cất được khoảng 20 lít rượu. Rượu nấu ra có nồng độ từ 47 đến 50 độ. Tuy có nồng độ cao, nhưng điều đặc biệt là rượu Nậm Pung có vị êm say, thơm, ngọt, dễ uống chứ không có vị nồng, đắng như rượu thóc ở một số nơi khác. Rượu không gây đau đầu, say cũng chỉ có cảm giác lâng lâng, đặc biệt càng ủ lâu ngày lại càng thơm ngon hơn…

Theo anh Lý Kin Hin, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Pung, cũng là người sinh ra trong gia đình có nghề nấu rượu truyền thống, sở dĩ rượu thóc Nậm Pung ngon, có hương vị đặc biệt và sánh ngang với rượu thóc San Lùng bởi người Dao đỏ ở Nậm Pung qua hàng trăm năm sinh sống ở đây đã đúc rút ra được những bí quyết riêng trong nghề nấu rượu thóc. Thóc nấu rượu được trồng trên đất Nậm Pung. Men ủ rượu cũng phải là men do đồng bào làm từ nhiều loại thảo dược đặc biệt lấy từ trong rừng. Do Nậm Pung nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt biển, điều kiện khí hậu trong lành, mát quanh năm với nhiệt độ trung bình khoảng 140C - 160C, biên độ dao động nhiệt trong ngày không lớn, đây là điều kiện lý tưởng để lên men rượu. Nguồn nước nấu rượu được dẫn về từ rừng già Phìn Hồ, Kin Chu Phìn, Tả Lèng… là yếu tố quan trọng mà thiên nhiên ban tặng cho Nậm Pung để nấu rượu mà không phải nơi nào cũng có. Ngoài ra, để rượu có hương vị đặc biệt, thì thóc ủ hay nước nấu rượu đều phải được đựng trong những thùng làm bằng gỗ pơ mu cổ thụ trên núi…

Trước đây, rượu thóc Nậm Pung chỉ để phục vụ cho nhu cầu của các gia đình tại địa phương. Hiện nay, đồng bào Dao đỏ ở Nậm Pung đã phát triển nghề nấu rượu thóc truyền thống này để trở thành hàng hóa, đem lại lợi ích kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Rượu Nậm Pung mua ở tại xã có giá khoảng 26.000 đồng/lít, nhưng về đến trung tâm huyện Bát Xát thì có giá 35.000 đồng/lít; ra đến thành phố Lào Cai có thời điểm lên tới 50.000 đồng/lít.

Rượu thóc Nậm Pung, một đặc sản của đồng bào Dao đỏ Bát Xát đang dần chinh phục khách hàng khắp nơi, khẳng định chất lượng và vươn tới trở thành thương hiệu hàng hóa nổi tiếng cả nước./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

fb yt zl tw