Ngôi làng nghìn tuổi ẩn mình trong mây ở Hà Giang

Là bối cảnh của một bộ phim ăn khách công chiếu hồi cuối tháng 10 vừa qua, ngôi làng nghìn tuổi không điện, nước, sóng điện thoại ở Hà Giang nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách bởi vẻ đẹp bình yên, nguyên sơ, pha chút ma mị.

Nằm cách trung tâm huyện Đồng Văn (Hà Giang) khoảng 20km, làng Sảo Há (thuộc thôn Khó Chơ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn) thời gian gần đây trở thành điểm đến được nhiều tín đồ ưa xê dịch tìm kiếm, khám phá.

Trước đó, làng Sảo Há không được nhiều du khách biết đến song khi xuất hiện trong một bộ phim Việt “ăn khách” công chiếu hồi tháng 10, nơi đây nhanh chóng nổi lên như một “hiện tượng” trên bản đồ du lịch Hà Giang, thu hút nhiều du khách tới ghé thăm.

1hg-8767.jpg
Làng Sảo Há nằm giữa khu rừng già Vần Chải, là nơi sinh sống của bà con dân tộc Mông.

Theo tiếng Mông, Sảo Há có nghĩa là "thung lũng trên cao". Ngôi làng này nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Vì ít dân cư sinh sống, lại được bao bọc bởi rừng thiêng nên nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, phảng phất chút ma mị.

Nhiều du khách từng đến Sảo Há nhận xét, ngôi làng này mang nét đẹp lạ lùng và tĩnh mịch. Núi rộng, làng hẹp, lại không có điện, nước sinh hoạt và sóng điện thoại nên du khách chỉ ghé thăm trong ngày.

2-hg-5259.jpg
Làng Sảo Há nằm ở trên cao, biệt lập với cuộc sống sôi động bên ngoài nên mang lại cho du khách cảm giác trong lành, thư thái dễ chịu.

Tới đây, du khách không khỏi ấn tượng với lối kiến trúc nhà trình tường của bà con dân tộc Mông (dùng đất đắp thành tường để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt trên cao nguyên đá), mái ngói âm dương, hàng rào đá vững chãi.

Những ngôi nhà này nằm thành cụm, được bao bọc bởi khu rừng cổ thụ nguyên sinh rộng chừng 500ha.

ngoi-lang-3-khong-nghin-tuoi-dep-la-nam-an-minh-trong-may-o-ha-giang-315-7834.jpg
Những hàng rào ở làng Sảo Há cao khoảng 1,5m, được xếp bằng đá mà không cần vật liệu kết dính vẫn vững chắc suốt hàng chục năm.

Do địa thế hiểm trở nên cuộc sống của người dân trong làng khá đơn giản, chủ yếu sống theo phương thức tự cung tự cấp. Họ thường trồng lanh, trồng ngô, rau cải mèo và chăn dê, dệt vải thủ công.

4hg-2514.jpg

Từ trung tâm thành phố Hà Giang, du khách đi theo Quốc lộ 4C tới dốc Thẩm Mã rồi rẽ vào xã Vần Chải. Tiếp đó, khách di chuyển tới khu vực Khó Chớ rồi hỏi tiếp đường lên làng Sảo Há.

Còn từ huyện Yên Minh, du khách đi qua con đèo dài khoảng 17km với những khúc cua tay áo và dốc dài, đến chân dốc Thẩm Mã thì di chuyển thêm khoảng 4km để tới xã Vần Chải.

6-hg-7073.jpg
Để tiếp cận làng Sảo Há, du khách chỉ có thể di chuyển theo hai cách, đi bộ hoặc đi xe máy chứ không thể ngồi ô tô.

Vì làng nằm sâu trong rừng nên để đến được đây, du khách phải di chuyển bằng xe máy, vượt quãng đường mòn dài chừng 2km. Đoạn đường từ ngoài tới làng là đường bê tông nhưng rất nhỏ, nhiều đất đá và dốc cao, cua khá nguy hiểm.

Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Sảo Há là vào mùa xuân. Khi ấy, hoa đào nở rộ, tỏa sắc hồng tươi, xua đi vẻ lạnh lẽo, trầm mặc của ngôi làng.

5hg-2605.jpg

Tới Sảo Há, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh, khám phá cuộc sống người Mông hay kết hợp tham quan rừng trúc, nhà cổ, miếu Sảo Há,… Ngôi làng này hiện cũng chưa khai thác dịch vụ du lịch, các tín đồ ưa xê dịch có thể lựa chọn cắm trại ở rừng trúc, hòa mình vào thiên nhiên.

Tuy nhiên, tới đây, du khách cần lưu ý không xả rác bừa bãi, không nói chuyện quá ồn ào làm ảnh hưởng đến cảnh quan và cuộc sống của người dân.

Báo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw