Ngày mới trên thung lũng Ải Nam

Thôn Ải Nam, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng có cảnh vật, địa hình hết sức độc đáo, đó là một thung lũng khá bằng phẳng, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá cao ngất như tường thành.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.jpeg
Vùng chè đặc sản ở Ải Nam. Ảnh: Duy Trinh.

Ải Nam là thôn xa trung tâm nhất của thị trấn Nông trường Phong Hải. Thôn ở nơi cao nhất, cách mực nước biển gần 1000 m. Để tới thôn phải đi qua con dốc dài “ba hơi” men theo sườn đá tai mèo, vượt qua “cửa gió” với hai bên là sừng sững vách núi đá.

2.JPG
Chè Bát Tiên ở Ải Nam có giá gấp 2 đến 2,5 lần giá chè thông thường.

Thung lũng Ải Nam là cao nguyên yên bình, khoảng giữa thôn mọc lên 3 quả đồi lúp xúp được phủ kín bằng những luống chè Bát Tiên đều tăm tắp, xanh ngắt cả trong mùa đông, thoáng nhìn đã thấy “no con mắt”.

AN3.jpg
Cây chè vừa là sản phẩm hàng hóa vừa tạo ra thắng cảnh để phát triển du lịch trong tương lai.

Dưới chân đồi chè là cánh đồng lúa bằng phẳng xen lẫn những chòm xóm với 164 nóc nhà, gồm 875 khẩu. Thôn Ải Nam có 2 dân tộc chung sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau, gồm đồng bào Mông với 153 hộ, đồng bào Nùng có 11 hộ.

IMG_1130.JPG
Tiếp sau chè là cây cỏ ngọt.

Kể lại chuyện cũ thì Ải Nam thuộc diện nghèo hàng nhất, nhì thị trấn Nông trường Phong Hải, kể từ khi đường giao thông đến đây thuận lợi, cùng với những chương trình đầu tư hạ tầng, chương trình hỗ trợ sản xuất, đời sống cho người dân, nơi đây đã thay đổi nhanh chóng. Chỉ tính riêng năm 2023, số hộ nghèo đã giảm từ 75 xuống còn 47 hộ, hộ cận nghèo giảm từ 31 còn 27 hộ.

IMG_1124.JPG
Cỏ ngọt ngày càng khẳng định sự phù hợp với đồng đất Ải Nam.

Người góp phần quan trọng của sự đổi thay tươi mới ở Ải Nam không phải kể đến Trưởng thôn Cư Seo Mười, sinh năm 1989, dân tộc Mông. Anh Mười được bà con trong thôn tín nhiệm cao bởi đóng góp của anh trong các phong trào thi đua sản xuất, gương mẫu trong đời sống, tích cực tham gia vận động bà con thực hiện chủ trương của Đảng, chấp hành quy định của luật pháp.

Trong phát triển kinh tế, hộ Trưởng thôn Mười có diện tích chè lớn nhất thôn, thôn có hơn 7 ha chè thì gia đình anh có 1,3 ha. Vụ chè năm 2023, bà con thôn Ải Nam tiếp tục thắng lợi lớn, khi giá chè thông thường chỉ 6 đến 7 nghìn đồng/kg thì giá chè búp tươi Bát Tiên của Ải Nam là 12 đến 15 nghìn đồng, những tháng cận tết Nguyên đán giá 25 nghìn đồng/kg.

7.JPG
Sản phẩm cỏ ngọt ở Ải Nam sản xuất tới đâu tiêu thụ hết tới đó

Trưởng thôn Mười cũng là người tiên phong trong tìm cây trồng mới, cuối năm 2023, bà con trong thôn thu hoạch hơn 3 ha cỏ ngọt (làm dược liệu) và trồng 3 ha chuối tiêu làm nguyên liệu tơ sợi đều có công lớn của Trưởng thôn Cư Seo Mười.

Để tiêu thụ sản phẩm cho bà con, anh Mười còn là người sáng lập chính Hợp tác xã nông nghiệp Ải Nam với ngành nghề chính là sản xuất, tiêu thụ, chế biến chè, cỏ ngọt, củ Hoài Sơn và chuối tiêu lấy sơ sợi.

IMG_1244.JPG
Anh Cao Văn Minh với mô hình du lịch ở Ải Nam.

Hoặc như anh Lương Văn Minh, Bí thư Chi bộ Ải Nam, người con của đồng bào Nùng. Anh Minh cũng là người tiên phong trồng chè hàng hóa, nuôi bò thịt giống lai cao sản với số lượng thường xuyên 7 đến 10 con.

Anh Minh còn tham gia xây dựng và đề xuất ý tưởng trồng hàng trăm cây anh đào xen lẫn chè Bát tiên, tạo tiền đề cho phát triển du lịch trong tương lai.

IMG_0972.JPG
Trưởng thôn Cư Seo Mười, người có công lớn trong phát triển kinh tế ở Ải Nam.

Một con người tiêu biểu khác là anh Cao Văn Minh, dân tộc Nùng, người đầu tiên ở Ải Nam có cơ sở cơ khí tạo việc làm cho 3 lao động. Anh Cao Văn Minh cũng đầu tư ngôi nhà sàn quy mô lớn nhất vùng để chuẩn bị cho việc đón du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Ngoài ra còn có các hộ tiêu biểu trong sản xuất như các ông Cư Seo Vần, Cư Seo Lừ, Cư Seo Trang, Thào Seo Say, Giàng Seo Bình, Vương Minh Tuấn, Giàng Seo Sèng, Thào A Lềnh, Giàng Seo Chứ, Sùng Seo Dũng…

AN2.jpg
Sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái, văn hóa là hướng đi mới ở Ải Nam.

Không chỉ sản xuất nông nghiệp, đồng bào Ải Nam đang chuẩn bị cho hướng đi mới, đó là phát triển du lịch, nơi đây không chỉ có thắng cảnh đẹp, hùng vĩ mà còn có sự thân thiện, mến khách của đồng bào Mông, đồng bào Nùng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

fb yt zl tw