Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai trong dòng chảy chuyển đổi số

Việc chuyển đổi số trong quản lý, giảng dạy, học tập của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập từ truyền thống sang giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, chủ động, hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Trường Tiểu học Bắc Cường,thành phố Lào Cai ứng dụng chuyển đổi số trong dạy và học.

Nhà giáo Trần Thị Thùy Dung - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai cho biết: Phòng GD&ĐT đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch về chuyển đổi số trong Ngành Giáo dục và Đào tạo; đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bànthực hiện chuyển đổi số đồng bộ. Đến nay 100% các trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và đánh giá học sinh. 31/58 trường (53,4%) triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; 100% các trường sử dụng sổ liên lạc điện tử; 100% các trường học sử dụng quản lý và khai thác hồ sơđiện tử…

Ngoài ra, các trường học trên địa bàn thành phố đều chú trọng thực hiện tuyển sinh trực tuyến, triển khai hồ sơ điện tử, sử dụng phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy tờ, xây dựng ngân hàng bài giảng trực tuyến dùng chung toàn ngành, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt...Các phần mềm quản lý nhân sự, thi đua khen thưởng, theo dõi chất lượng học sinh, dạy học online, dạy học kết nối, lớp học đảo ngược, lớp học thông minh cũng như nhiều ứng dụng dạy học hiện đại được tăng cường sử dụng.Một số trường cán bộ quản lý tiên phong, tích cực trong công tác chuyển đổi số, xây dựng kế hoạch, mời chuyên gia tập huấn các phần mềm dạy học cho giáo viên, qua đó đã khai thác, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số trong dạy và học của ngành GD&ĐT Lào Cai.

Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai thường xuyên sử dụng có hiệu quả phần mềm Quản lý văn bản vàđiều hành (VNPT-iOffice); 100% các văn bản theo quy định của phòng GD&ĐT đều được trao đổi trên phần mềm quản lý văn bản điều hành VNPT-ioffice; 100% các cơ sở giáo dục được cấp chữ kí sốvà sử dụng hiệu quả. Cùng với đó, Phòng GD&ĐT thành phố đã xây dựng vàđưa vào sử dụng bộ phận điều hành giáo dục thông minh phục vụ công tác quản trị, điều hành và theo dõi một số hoạt động thực hiện chuyên môn của sơ sở. Thực hiện làm sạch dữ liệu vàđồng bộđược 99,4% tài khoản cán bộ, giáo viên, học sinh trên phần mềm cơ sở dữ liệu ngành với phần mềm quản lý quốc gia về dân cư.

Tham quan một số trường học trên địa bàn thành phố, một điều dễ nhận thấy là hạ tầng công nghệ số đã được tăng cường đầu tư. Đến nay các trường đều có đường truyền tốc độ cao; toàn huyện có 75 phòng học tin học với gần 1.900 máy tính phục vụ quản và dạy học cùng các thiết bị như máy chiếu, màn hình led…Bước đầu đã có 18 trường (10 trường tiểu học, 8 trường THCS) với 4.104 học sinh đăng kí tham gia học năng lực số đáp ứng hình thành kỹ năng cơ bản của công dân số toàn cầu.

Công tác dạy học kết nối được đẩy mạnh. Trong năm học vừa qua, các nhà trường tích cực tổ chức dạy học kết nối theo mô hình 3-2-1, có hơn 250 tiêt kết nối với nước ngoài, hơn 800 tiết kết nối ngoài tỉnh. Đã tổ chức 3 cuộc thi online như IOE; đấu trường Toán học VioEdu; Olympic Fansipan cấp thành phố với tổng số 17.597 học sinh tham gia trong đóđánh giá được 4.502 học sinh thông qua hệ thống thi trực tuyến; 1.369 khóa học trực tuyếnđượcthiết kế; 18.523 học sinh được học online; 100% giáo viên có kỹ năng dạy học trực tuyến; nhiều giáo viên đã lập được kênh dạy học cá nhân với hàng nghìn lượt truy cập.

Cô trò Trường Tiểu học Bắc Cường ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong giờ học, góp phần giúp bài học sinh động hơn

Kết quả tựđánh giá mức độ chuyển đổi sốtrong dạy họccủa các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Lào Cai: Cấp mầm non (18 trường đánh giá) có 7 trường đạt mức độ 1, 11 trường đạt mức độ 2; cấp Phổ thông (40 trường đánh giá) có22 trường (13 trường tiểu học, 9 trường THCS) đạt mức độ 1, 15trường (6 trường tiểu học, 9 trường THCS) đạt mức độ 2 và3 trường THCS đạt mức độ 3.

Đánh giá mức độ chuyển đổi sốtrong trong quản trị: Cấp Mầm non có 9 trường đạt mức độ 1; 9 trường đạt mức độ 2. Cấp Phổ thông: 21 trường (11 trường tiểu học, 10 trường THCS) đạt mức độ 1; 18 trường (8 trường Tiểu học, 10 trường THCS) đạt mức độ 2; 1 trường đạt mức độ 3.

vanhoavaphattrien.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw