Ngành du lịch "ghi điểm" nhờ chuyển đổi số

Nhờ thực hiện chuyển đổi số, ngành du lịch đã ghi lại nhiều dấu ấn mới khi nắm bắt được cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới.

Ghi điểm với nhiều du khách

Đầu tháng 10/2024, anh Antoni Porowski, một du khách Italia cùng gia đình tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) theo hình thức tự túc. Anh Antoni mua vé điện tử trên ứng dụng và sử dụng hệ thống thuyết minh tự động.

“Tôi thoải mái tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà không cần phải nhờ hướng dẫn viên. Các ứng dụng công nghệ thuyết minh giúp tôi dễ dàng tìm hiểu thông tin, rất tiện ích”, anh Antoni chia sẻ.

Chuyển đổi số đã mang lại nhiều kết quả tích cực đối với ngành du lịch, đầu tiên phải nhắc tới Hà Nội, quá trình này đã giúp cải thiện chất lượng du lịch của thành phố. Hà Nội đã triển khai thành công hai mô hình: Sử dụng mã QR Code để gia tăng sự thuận lợi, dễ dàng cho cá nhân, tổ chức khi sử dụng các thiết bị di động thông minh khi truy cập, thực hiện các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến;

Một trong những dấu ấn của chuyển đổi số trong phát triển du lịch Hà Nội là tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nhiều di tích, điểm du lịch của Hà Nội đã triển khai bán vé điện tử và thuyết minh tự động, số hóa các dữ liệu thông tin bằng mã quét QR để du khách dễ dàng tra cứu, điển hình như: Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, di tích Nhà tù Hỏa Lò, làng nghề gốm sứ Bát Tràng…

Hà Nội cũng đã triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số, mạng xã hội trong hoạt động du lịch, đồng thời thống nhất hệ thống dữ liệu cho hơn 300 điểm du lịch.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang thông tin thêm, việc số hóa giúp du khách dễ dàng tìm hiểu về điểm tham quan. Sở Du lịch Hà Nội còn phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều tiện ích khác, như: Bản đồ số các điểm đến, địa chỉ ẩm thực cho du khách.

Không chỉ Hà Nội, TP.HCM cũng ghi dấu ấn với việc triển khai ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch; cập nhật 366 tài nguyên du lịch lên nền tảng Google Earth và Google Map; đưa sản phẩm du lịch lên sàn giao dịch thương mại điện tử…

Tại một số trung tâm du lịch lớn khác như: Quảng Ninh, chính quyền thành phố cũng đã nghiên cứu đầu tư xây dựng “Cổng thông tin điện tử du lịch thông minh và số hóa du lịch Thành phố Hạ Long”, triển khai và cung cấp 107 điểm wifi miễn phí phục vụ kích cầu du lịch, phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch, là hạ tầng quan trọng của thành phố thông minh, của chuyển đổi số…

Chuyển đổi số đã làm thay đổi diện mạo ngành du lịch.

Chuyển đổi số đã làm thay đổi diện mạo ngành du lịch.

Nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đang triển khai nhiều dịch vụ chất lượng dựa vào chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng như: Thiết kế ứng dụng gọi món ăn, đánh giá chất lượng món ăn và thái độ phục vụ của nhân viên; tạo mã QR Code thay cho chìa khóa phòng kết hợp ứng dụng quản lý mạnh như trợ lý du lịch thông minh hỗ trợ nhiều ngôn ngữ…

Du lịch An Giang cũng ghi điểm khi thực hiện chuyển đổi số. Chính quyền tỉnh đang tìm những cách làm sáng tạo để quảng bá du lịch trên các nền tảng số.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu thông tin: Hệ thống Du lịch thông minh tại tỉnh đang được triển khai. Hệ thống này ngoài việc cung cấp thông tin cần biết những địa điểm du lịch còn chứa công cụ tương tác để người dân, du khách có thể góp ý cho ngành du lịch, từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của đối tượng phục vụ.

Tỉnh An Giang kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp ngành du lịch tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn nhân lực, tạo đà phát triển bền vững trong tương lai.

Vẫn còn mang tính cục bộ

Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch đã góp phần mang lại cho các cơ quan chuyên môn, du khách, doanh nghiệp nhiều tiện ích. Khách hàng có thể lên các trang thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến tìm hiểu, chọn điểm đến, đặt vé máy bay, phòng lưu trú, thanh toán trực tuyến và đánh giá dịch vụ sau trải nghiệm… Cũng trên môi trường số, tại điểm đến, du khách thuận lợi hơn trong tìm hiểu, trải nghiệm qua hệ thống thống thuyết minh tự động hoặc quét mã QR code để có thông tin đầy đủ về điểm đến.

Nhờ chuyển đổi số, khách thăm quan có thêm nhiều trải nghiệm.

Nhờ chuyển đổi số, khách thăm quan có thêm nhiều trải nghiệm.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, thời gian qua, ngành du lịch đã triển khai các hoạt động chuyển đổi số như Thẻ Việt - Thẻ du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”, nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, hệ thống vé điện tử, thuyết minh đa phương tiện... Các nền tảng số ở tầm quốc gia này chính là cơ sở hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh theo hướng thống nhất và đồng bộ trên toàn quốc.

Cùng với đó là nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá mạnh mẽ du lịch Việt Nam trên các website, mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, Instagram, Zalo, Viber...

Dù đã "ghi điểm" được với nhiều du khách, nhưng theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong du lịch vẫn còn mang tính cục bộ nên chưa mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao, khả năng tiếp cận du lịch thông minh của các doanh nghiệp này còn thấp. Chưa có kết nối dữ liệu trực tuyến dùng chung nên vẫn chưa đạt được mục tiêu quan trọng của du lịch thông minh là tạo được sự kết nối đồng bộ giữa các yếu tố trong hệ sinh thái du lịch, mang lại tiện ích cho du khách.

Nói về thực trạng này, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, việc chuyển đổi số của ngành Du lịch thiếu đồng bộ do thiếu hụt nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính còn hạn chế; phần khác là do tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo một số đơn vị chưa cao.

Các điểm du lịch được du khách tìm kiếm dễ dàng.

Các điểm du lịch được du khách tìm kiếm dễ dàng.

Để việc chuyển đổi số trong du lịch đạt hiệu quả hơn, thời gian tới các cơ quan quản lý cần tiếp tục rà soát quy định, cơ chế, chính sách liên quan đến chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại với ngành du lịch và cần định hướng xây dựng, phát triển một hệ sinh thái chuyển đổi số du lịch thống nhất trên toàn quốc.

Về phía các doanh nghiệp, cần phải có sự hợp lực từ các bên liên quan để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất thì công tác chuyển đổi số trong ngành du lịch mới có thể được đẩy nhanh và đảm bảo tính hiệu quả.

Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng xây dựng hệ thống quản trị, vận hành trên nền tảng công nghệ; tận dụng nguồn dữ liệu lớn để phân tích, thấu hiểu khách hàng; tăng cường quảng bá trên các nền tảng số.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch phải nhanh chóng cấu trúc lại hệ thống bán hàng bằng giải pháp phát triển nhiều hơn vào bộ sản phẩm dịch vụ, trong đó, đẩy mạnh phương thức mua sắm trực tuyến giúp khách hàng có thể lựa chọn, thanh toán sản phẩm, dịch vụ du lịch mọi lúc và mọi nơi.

Còn theo Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội Trương Quốc Hùng, trong bối cảnh nhiều hãng công nghệ nước ngoài đang cạnh tranh làm về du lịch ở Việt Nam, các DN lữ hành Việt cần phải có sự thay đổi lớn ngay và luôn.

Bởi vì hiện nay các DN Việt còn thiếu và yếu trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nếu như các DN nước ngoài có số vốn khổng lồ và vốn toàn cầu đầu tư vào công nghệ thì DN trong nước đang rất thiệt thòi, thậm chí đang bị thụt lùi rất xa. Để cạnh tranh một cách sòng phẳng, ngoài vấn đề kinh tế thì còn cả vấn đề về cơ chế.

“Việc áp dụng vào công nghệ kỹ thuật số không thể làm được trong một sớm một chiều... Nhưng mục đích cuối cùng của chúng ta là phải đi theo khách hàng, đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng” - ông Hùng chia sẻ.

Đồng quan điểm, Trưởng Ban Truyền thông và Chuyển đổi số (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) Trương Công Hoan cho biết, tình trạng đua nhau xây dựng trang web, app mà chưa có quy chuẩn chung dẫn đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu bị hạn chế.

Du khách không thể cứ đến mỗi địa phương lại cài 1 app tìm kiếm thông tin. Điều này sẽ rất bất tiện. Do đó, các DN du lịch rất cần chuẩn chung về dữ liệu và kết nối được với nhau. Chưa kể, hiện nay các tỉnh thành, đơn vị đều đang xây dựng trang web, triển khai ứng dụng theo từng nhu cầu của đơn vị.

Một số ý kiến cho rằng, chuyển đổi số của du lịch Việt Nam đang “mạnh ai người đấy làm”, chưa có sự thống nhất. Những hoạt động số hóa trong ngành còn rời rạc và chưa phát huy tối đa hiệu quả. Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu chưa được chia sẻ để kết nối và đồng nhất, dẫn đến quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo thống kê dữ liệu ngành và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển gặp nhiều khó khăn.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Quan tâm chuyển đổi số

Bắc Hà: Quan tâm chuyển đổi số

Với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”, thời gian qua, huyện Bắc Hà đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số.

100% hệ thống thông tin được phê duyệt, đánh giá mức độ an toàn

100% hệ thống thông tin được phê duyệt, đánh giá mức độ an toàn

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng và phát triển Hệ thống giám sát, bảo đảm an toàn thông tin (SOC) nhằm bảo vệ an toàn hệ thống máy tính, phần mềm của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện. Mục tiêu của hệ thống này là nâng cao khả năng giám sát, phát hiện và ứng phó kịp thời với các nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng.

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin (ATTT) diễn biễn phức tạp, với nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin ngày càng tinh vi và số lượng gia tăng; đáng lưu ý, số lượng các cuộc tấn công mạng cũng như mức độ nguy hiểm thường xảy ra vào dịp tổ chức sự kiện lớn và dịp nghỉ lễ.

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên băng thông rộng và IoT khi các nhà mạng trong nước đã chính thức triển khai thương mại 5G trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế.

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn bảo đảm tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

Năm 2024 đã ghi dấu những thành tựu vượt bậc của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Từ ứng phó hiệu quả với thiên tai đến triển khai các giải pháp tuyên truyền đồng bộ, chuyển đổi số toàn diện, tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật, thể hiện một năm bứt phá của ngành Thông tin và Truyền thông với phương châm hoạt động xuyên suốt: "Đoàn kết - kỷ cương - trách nhiệm - tăng tốc - đột phá”.

fb yt zl tw