Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ triển khai ngay các giải pháp can thiệp thị trường vàng.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo kết luận về các giải pháp quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay các giải pháp gồm: Đối với thị trường vàng miếng, thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới. Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ, tiếp tục tạo điều kiện tối đa nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ.

Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý. Thực hiện ngay công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng giá vàng. Đối với hoạt động thanh tra, NHNN và các bộ, ngành đã thành lập xong đoàn thanh tra và sẽ triển khai ngay trong tháng 4 này.

NHNN sẽ triển khai ngay các giải pháp cụ thể nhằm can thiệp thị trường vàng
NHNN sẽ triển khai ngay các giải pháp cụ thể nhằm can thiệp thị trường vàng

Trước đó, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới, trong nước, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần thực hiện ngay các biện pháp, công cụ, nhất là Nghị định 24 để quản lý, điều hành chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời nguồn cung cho sản xuất vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm hoạt động, giao dịch trên thị trường được quản lý, không ảnh hưởng đến tỷ giá, dự trữ ngoại hối Nhà nước, không để xảy ra tình trạng trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá…

Một điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của Thủ tướng là yêu cầu phải có hóa đơn điện tử khi thực hiện các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách găm hàng đẩy giá của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ tác động, tổng kết đầy đủ việc thực hiện Nghị định 24 để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp, bảo đảm bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng trong việc quản lý thị trường vàng.

Các đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tiễn, diễn biến kinh tế trong nước, khu vực, quốc tế, ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế, không để ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định, bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Những ngày đầu tháng 4, thị trường vàng trong nước liên tục biến động, giá vàng miếng và vàng nhẫn không ngừng lập kỷ lục, với mức tăng lên tới 4 - 7 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và thế giới vẫn rất lớn. Ngày 11/2, khoảng cách là hơn 12 triệu đồng/lượng. Thời gian qua, có lúc khoảng cách này lên đến khoảng 18 triệu đồng/lượng.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự kiến, lượng khách du lịch và người dân di chuyển bằng tàu hỏa trên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại sẽ tăng cao. Trước tình hình này, ngành đường sắt Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều phương án nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (11/4) tăng phi mã, vượt mốc 3.200 USD/ounce khi chứng khoán Mỹ vừa có phiên giảm mạnh, đồng USD cũng mất giá, khiến nhu cầu trú ẩn an toàn vốn tiếp tục tăng cao. Trong nước, giá vàng các thương hiệu cũng tăng “dựng đứng” lên các mức kỷ lục mới. Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 106,4 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 105,4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng ngày 9/4: Vàng miếng SJC tăng lên mức 100,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 9/4: Vàng miếng SJC tăng lên mức 100,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (9/4) biến động liên tục trong bối cảnh Hoa Kỳ bắt đầu áp thuế quan mới đối với các đối tác thương mại, giao dịch ở mức 3.001,4 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng giao dịch ở mức 100,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC bám sát vàng miếng, giao dịch ở mức 100,4 triệu đồng/lượng.

fb yt zl tw