Nga phản ứng trước việc Liên minh châu Âu chuyển tài sản đóng băng cho Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Nga sẽ cân nhắc kỹ cách phản ứng với EU, khi khối này chuyển 1,5 tỷ euro từ các tài sản bất động sản của Nga cho Ukraine "để tái thiết và phòng thủ”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu họp báo tại Moskva (Nga).
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu họp báo tại Moskva (Nga).

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 26/7 cho biết Nga sẽ cân nhắc kỹ cách phản ứng với động thái của Liên minh châu Âu (EU) chuyển giao 1,5 tỷ euro trị giá tài sản đang bị phong tỏa của nước này cho Ukraine.

Ông Peskov từng tuyên bố việc chuyển lợi nhuận từ tài sản của Nga sang các mục đích khác là vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của hệ thống kinh tế và tài chính quốc tế.

Động thái này sẽ kéo theo những vấn đề pháp lý nghiêm trọng đối với những người đưa ra quyết định và những người lợi dụng quyết định này.

Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết: “Hôm nay, chúng tôi chuyển 1,5 tỷ euro từ các tài sản bất động sản của Nga cho Ukraine để tái thiết và phòng thủ.”

Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo dự kiến, EU sẽ sử dụng 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này để hỗ trợ quân sự cho Kiev, phần còn lại chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw