Nâng cao thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số từ liên kết sản xuất ớt bản địa

Với mong muốn thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế và thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đã thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước khi xảy ra đại dịch Covid -19, rất nhiều phụ nữ DTTS huyện Mường Khương nói chung, thị trấn Mường Khương nói riêng đã đi làm thuê tại Trung Quốc và các khu công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid -19 xảy ra và kéo dài hơn 2 năm, những người đi làm thuê trở về địa phương, không có việc làm ổn định như trước, họ vất vả tìm sinh kế để có thu nhập cho gia đình.

Xuất phát từ mong muốn có việc làm và thu nhập ổn định của hội viên, phụ nữ, Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương đã khảo sát thực tế và quyết định liên kết các hộ dân trồng ớt nhăn bản địa thông qua thành lập Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy.

mk 1.jpg
Người dân thị trấn Mường Khương thu hoạch ớt.

Để đi đến quyết định xây dựng liên kết trồng ớt bản địa, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương đã phải họp bàn, phân tích, đánh giá hiệu quả sẽ đạt được sau khi triển khai. Bà Hà Ngọc Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương cho biết: Trồng cây ớt bản địa rủi ro khá cao, bởi nếu không chăm sóc cẩn thận, cây rất dễ bị sâu bệnh, có thể “trắng tay”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều thế hệ người Mường Khương đã làm chủ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ớt bản địa. Cho nên, chỉ cần làm tốt khâu trồng, chăm sóc, thu hái theo đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ hạn chế tối đa rủi ro. Hơn nữa, sản phẩm tương ớt vàng Mường Khương rất nổi tiếng, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Thời gian qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích trồng ớt bản địa bị thu hẹp, nghề làm tương ớt Mường Khương bị mai một. Chính vì vậy, việc trồng và chế biến tương ớt phù hợp với trình độ canh tác của người dân, có thị trường tiêu thụ ổn định, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.

“Khôi phục lại thương hiệu tương ớt vàng Mường Khương do chính người Mường Khương trồng và sản xuất tại Mường Khương là mong muốn của hội viên, phụ nữ trên địa bàn thị trấn”, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương Hà Ngọc Anh khẳng định.

Sau khi chia sẻ về hướng đi và nhận được sự đồng thuận của hội viên, phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương đã bắt tay triển khai ngay. Việc đầu tiên chính là xây dựng liên kết giữa các hộ hội viên để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung; tìm nguồn giống ớt bản địa chất lượng và phân bón cung cấp cho các hộ. Tiếp đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương phối hợp với các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái. Trong quá trình triển khai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương luôn đồng hành với hội viên, phụ nữ, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, đồng thời hỗ trợ, chia sẻ với những hội viên khó khăn, từ đó tạo động lực và tiếp thêm niềm tin cho hội viên vào cây trồng này.

mk 2.jpg
Trồng ớt mang lại thu nhập cao cho người dân.

Sau 1 năm triển khai, đã có 160 hộ do phụ nữ làm chủ tham gia trồng ớt bản địa, với diện tích lên tới 9 ha tại các thôn: Sa Pả, Lao Chải, Na Đẩy, Sả Hồ. Hiện, đang vào vụ thu hoạch quả ớt, trung bình mỗi tuần thu hoạch 2 lần. Những hộ trồng với diện tích lớn cho thu hoạch khoảng 300 kg quả/tuần, thu nhập từ 6 -7 triệu đồng/tuần; hộ trồng với diện tích nhỏ cũng cho thu nhập 3 triệu đồng/tuần. Không chỉ thu mua ớt do hội viên, phụ nữ trên địa bàn thị trấn trồng mà Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy còn mở rộng thu mua tại các xã Thanh Bình, Nậm Chảy, Nấm Lư. Tổng lượng ớt quả mà Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy thu mua vào chính vụ lên tới 10 - 12 tấn/tháng. Điều đáng nói, chất lượng sản phẩm tương ớt bản địa Mường Khương được đánh giá cao và được thị trường đón nhận.

Bà Phàn Thị Quý, dân tộc Dao, thôn Sả Hồ cho biết: Trồng ớt bản địa tuy cần nhiều công chăm sóc nhưng cho thu nhập cao hơn trồng ngô. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ớt để tăng thêm thu nhập.

Việc liên kết sản xuất ớt ở thị trấn Mường Khương đã mang lại hiệu quả “kép”. Về hiệu quả kinh tế, hội viên, phụ nữ trên địa bàn đã có việc làm và thu nhập thường xuyên, góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình. Về hiệu quả xã hội, nâng cao quyền năng kinh tế, vị thế của phụ nữ, góp phần thực hiện bình đẳng giới, nhất là đối với hội viên, phụ nữ DTTS.

Với những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ trên địa bàn tham gia liên kết, mở rộng diện tích trồng ớt bản địa, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, góp phần giữ vững thương hiệu tương ớt Mường Khương. Cùng với đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Mường Khương sẽ đề xuất với các ngành chức năng của huyện quan tâm, hỗ trợ để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tương ớt của Tổ hợp tác liên kết sản xuất ớt Na Đẩy do phụ nữ làm chủ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chăm lo cho người lao động

Chăm lo cho người lao động

Trước khó khăn chung của nền kinh tế, trong khi nhiều doanh nghiệp nợ lương người lao động, cắt giảm nhân sự, thậm chí phải tạm dừng hoạt động, vẫn có những doanh nghiệp giữ được nhịp tăng trưởng, quan tâm, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Kiểm tra công tác tổ chức sản xuất, an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh tuyển Tằng Loỏng (Công ty TNHH MTV Apatite Việt Nam)

Toàn tỉnh có 116 đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường

Để góp phần phòng, chống bệnh nghề nghiệp và giảm thiểu nguy cơ tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, năm 2023, Sở Y tế tỉnh Lào Cai đã thực hiện quản lý, quan trắc môi trường lao động cho 116 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 33,7%; khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 5.142 người lao động tại các cơ sở có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, đạt tỷ lệ 28,2%.

Vì an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc

Nhân ngày Thế giới về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (28/4): Vì an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc

Đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc là quyền cơ bản của người lao động. Từ năm 2003, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chọn ngày 28/4 hằng năm là ngày Thế giới về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (The World Day for Safety and Health at Work) nhằm đề cao tầm quan trọng của việc ngăn ngừa tai nạn lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn cầu.

Cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc

Tác phong, môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ đồng nghiệp gần gũi chính là điều kiện để cá nhân tiến bộ, góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp trong công việc, văn hóa công sở. Tại Lào Cai, các đơn vị, doanh nghiệp thời gian qua luôn quan tâm, tạo không khí làm việc vui tươi, đoàn kết nhằm làm tăng hiệu quả công việc của mỗi cá nhân.

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh

Công ty cổ phần Minh Sơn là một trong những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai. Với 30 năm kinh nghiệm, đặc biệt là có thế mạnh trong xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công ty đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Thúc đẩy nguồn lực lao động đi làm việc tại nước ngoài

Thúc đẩy nguồn lực lao động đi làm việc tại nước ngoài

Theo con số thống kê từ các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong quý I năm 2024, cả nước đã đưa 35.933 người ra nước ngoài làm việc. Trong đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc cùng một số quốc gia châu Âu tiếp tục là những thị trường lớn, có nhiều lao động Việt Nam sang làm việc.

Bộ LĐTBXH phản hồi kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần

Bộ LĐTBXH phản hồi kiến nghị giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Vì vậy, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn, để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa luật...

fb yt zl tw