Nâng cao công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại 6 tỉnh Tây Bắc

Chiều 23/6, tại Lào Cai, Cụm thi đua số 3 của ngành tài nguyên và môi trường gồm Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã tổ chức hội thảo chuyên đề nâng cao công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai - đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua năm 2023 chủ trì hội thảo.

ht1.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị trong Cụm thi đua số 3 đều khẳng định công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ rất quan trọng và được quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn các tỉnh đều ghi nhận nhiều thành quả đáng khích lệ; thể hiện rõ nhất là việc tham mưu cho các tỉnh ban hành đồng bộ văn bản với nhiều chương trình, hành động, chỉ thị, kế hoạch về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Qua đó đã giúp nhận thức của cộng đồng nâng lên, vấn đề môi trường bức xúc từng bước được quan tâm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn một số tỉnh tồn tại một số vấn đề và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Tỷ lệ đơn khiếu nại, khiếu kiện về đất đai còn ở mức cao, một số vấn đề về môi trường gây bức xúc chưa được giải quyết; tác động biến đổi khí hậu, các vấn đề tác động môi trường xuyên biên giới theo dòng hội nhập kinh tế ngày càng phức tạp, khó lường; định hướng phát triển bền vững, chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường…

ht2.jpg
Các đại biểu tham gia hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh đã tham luận giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường tại các tỉnh với các nội dung như: Đánh giá kết quả công tác quản lý đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường của địa phương từ năm 2021 đến nay; công tác tham mưu ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện, công tác quy hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng bồi thường tái định cư, quản lý khai thác khoáng sản, quản lý sử dụng khoáng sản làm vật liệu san lấp, việc nạo vét kết hợp khai thác vật liệu xây dựng trong lòng hồ thuỷ điện; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, xử lý môi trường…

ht3.jpg
Ông Hồ Cao Khải, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai phát biểu khai mạc hội thảo.
ht4.jpg
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu chia sẻ về tình hình triển khai, thực hiện Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới, giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Lai Châu, đang rất khó khăn trong thu gom, xử lý bao, gói thuốc bảo vệ thực vật, phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa…
ht5.jpg
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cho rằng: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn trong khi các cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có sự đan xen ở nhiều văn bản pháp luật. Có dự án, người sử dụng đất không cho kiểm đếm; không cung cấp giấy tờ liên quan đến thửa đất phải thu hồi; không ký nhận kết quả kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền trên đất; không chấp thuận đơn giá bồi thường về đất, tài sản trên đất và không chấp thuận vị trí, giá đất tái định cư, có trường hợp đề nghị, đòi hỏi vượt quá quy định của pháp luật... nên phải thực hiện biện pháp cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thu hồi đất, do đó thời gian thực hiện bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
ht6.jpg
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La băn khoăn: Quy định về hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định chung chung, không cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu, gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Từ thực tế trong công tác tài nguyên và môi trường, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cũng đã dành nhiều thời gian chia sẻ kinh nghiệm, cách làm trong từng nhiệm vụ quản lý, kiểm soát theo đặc thù của từng tỉnh để các đơn vị trong cụm học tập, tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ khó khăn và áp dụng vào thực tế công tác trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw