Năm nay, bão và áp thấp xuất hiện nhiều và sớm hơn quy luật

Theo dự báo, trong năm 2012, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông nhiều hơn và xuất hiện sớm hơn so với quy luật hàng năm, lượng mưa cũng lớn hơn.

Phóng viên báo chí đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Ngữ, Giám đốc Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

PV: Thưa ông, việc dự báo thời tiết nói chung và thiên tai nói riêng phải thực hiện như thế nào để người dân nắm được tốt nhất diễn biến của thời tiết, giúp họ chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra?

Ông Nguyễn Đức Ngữ: Ngành khí tượng thủy văn nói chung, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nói riêng, trong thời gian qua đã được tăng cường các trang thiết bị hiện đại, nhưng tôi cho rằng ngành tiếp tục phải được hiện đại hóa, không chỉ về trang thiết bị, phương pháp dự báo, mà phải đặc biệt chú ý đến việc đào tạo đội ngũ dự báo viên. Có như vậy, các bản tin dự báo, nhất là dự báo thiên tai mới có thể thực hiện sớm hơn, nội dung chi tiết, cụ thể, chính xác hơn.

Các cơ quan dự báo thời tiết cần có sự phối hợp chặc chẽ với các cơ quan khác, đặc biệt là với các phương tiện truyền thông đại chúng để thực hiện tốt nhất việc truyền bản tin đến với người dân. Hiện nay, các đài phát thanh thường đọc nguyên văn bản tin dự báo thời tiết, điều này rất tốt, nhưng khi có thiên tai, các phát thanh viên cần đọc chậm hơn để người dân nhớ được.

Các đài truyền hình có cải biên các bản tin dự báo cho phong phú, sinh động hơn. Tuy nhiên, mức độ cải biên sao cho vừa phải, tránh bị loãng bản tin và không làm người nghe mất tập trung. Các phát thanh viên khi giải thích các hiện tượng cần thận trọng, tránh gây hiểu lầm. Phát thanh viên phải nắm vững các thuật ngữ để không diễn đạt sai.

Một số phát thanh viên nói tắt trong các bản tin, ví dụ nhiệt độ gọi là nhiệt, không khí gọi là khí là không đúng bởi đây là những khái niệm vật lý hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, cần thiết thì tập huấn, để người dân hiểu đúng nội dung bản tin, như thế mới không phạm sai lầm trong phòng tránh.

PV: Các tàu thuyền cần được trang bị ra sao để đảm bảo thông tin liên lạc với đất liền, trú ẩn an toàn khi gặp mưa bão?

Ông Nguyễn Đức Ngữ: Các tàu thuyền đánh cá trên biển cần được trang bị các phương tiện thu và phát thông tin tốt. Những người trên tàu không chỉ nghe thông tin dự báo mà còn phải nhìn được hình ảnh. Ví dụ khi có cơn bão áp thấp nhiệt đới, họ phải nhìn được hình ảnh cơn bão ấy nằm ở đâu trên biển, hướng di chuyển của cơn bão như thế nào và vị trí con tàu của họ đối với cơn bão  ra sao.

Không chỉ tiếp nhận thông tin, các tàu cần có máy phát để liên hệ với đất liền, nhận sự chỉ huy trực tiếp từ đất liền đối với những tình huống khẩn cấp để đưa tàu vào nơi tránh bão an toàn. PV: Mùa mưa bão năm nay, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề gì trong công tác phòng chống lụt bão, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Ngữ: Thời gian qua, công tác phòng chống lụt bão thực hiện theo phương án 4 tại chỗ đạt được kết quả tốt, phát huy được tính chủ động của các địa phương. Thế nhưng, thực hiện phương án 4 tại chỗ không có nghĩa là khoán trắng cho địa phương, nhất là khi thiên tai nghiêm trọng và kéo dài.

Cùng với 4 tại chỗ, chúng ta cần phải hiện đại hóa công tác phòng chống lụt bão chứ không thể làm thủ công mãi được. Trước mắt, chúng ta cần kết hợp phương pháp thủ công và hiện đại. Quan trọng nhất là công tác phòng chống lụt bão phải có kế hoạch dài hơi, đề ra những giải pháp căn cơ để giảm nhẹ thiệt hai do thiên tai gây ra.

PV: Xin cảm ơn ông!.

(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Văn Bàn lan toả sự quan tâm từ chính quyền tới người dân

Văn Bàn lan toả sự quan tâm từ chính quyền tới người dân

Xã Văn Bàn trên cơ sở sáp nhập từ 5 xã Sơn Thủy, Khánh Yên Thượng, Làng Giàng, Hòa Mạc và thị trấn Khánh Yên từ 1/7. Sau gần 2 tuần vận hành, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Văn Bàn đã tiếp nhận 247 hồ sơ thủ tục hành chính, 100% hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, đúng hẹn.

fb yt zl tw