Năm 2025: Vượt 'bão' toàn cầu đón sóng đầu tư trong kỷ nguyên số

Năm 2025 được dự báo là một năm nhiều tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức đối với triển vọng đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu biến động mạnh mẽ.

Hội thảo “Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội,” do báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12.
Hội thảo “Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội,” do báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12.

Năm 2025 là năm bản lề của nhiều kế hoạch phát triển kinh tế, hứa hẹn mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhưng cũng đặt ra những thách thức chưa từng có. Đâu là những lĩnh vực tiềm năng, rủi ro cần lưu tâm và chiến lược tối ưu cho các nhà đầu tư?

Đây là những nội dung chính được thảo luận tại hội thảo “Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội,” do báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12.

Khát vọng tăng trưởng hai con số

Bất chấp những biến động toàn cầu, kinh tế Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 7,04%, thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ và lấy lại đà tăng trưởng trước giai đoạn đại dịch. Theo ông Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam đặt mục tiêu đạt tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm 2025 và phấn đấu mức 7-7,5%. Trong dài hạn, Chính phủ quyết tâm tăng trưởng hai con số sau khi tháo gỡ được các “điểm nghẽn.”

“Việt Nam đang hướng đến tăng trưởng GDP hai con số và không có nhiều hoài nghi về câu chuyện này," ông Khôi nói.

Chỉ ra một số tồn tại, ông Khôi nhấn mạnh việc khu vực kinh tế “đầu tàu” (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) chưa đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng, thậm chí còn đang giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tổng GDP. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ việc các “đầu tàu” đã tới hạn đồng thời có sự vươn lên của các địa phương khác.

Dự báo xu hướng thế giới năm 2025, ông Khôi cho rằng tình hình địa chính trị toàn cầu tiếp tục bất định, khó dự báo và đoán định, có khả năng sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, môi trường kinh tế sẽ có sự cải thiện hoặc tương đương năm 2024.

Ông Khôi nhấn mạnh việc khu vực kinh tế “đầu tàu” (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) chưa đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng.
Ông Khôi nhấn mạnh việc khu vực kinh tế “đầu tàu” (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) chưa đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng.

Trong nước, động lực tăng trưởng đến từ nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng ổn định ở cả ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), mức sống dân cư cải thiện, du lịch và xuất khẩu cũng như thu hút FDI tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc và đường điện, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối và phát triển kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh tạo cơ sở cho việc tăng chi đầu tư công và hỗ trợ phát triển. Khung thể chế đã được hoàn thiện nhiều hơn với việc ban hành các luật mới như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đấu thầu.

Đặc biệt, ông Khôi đề cập đến sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các địa phương sẽ tiếp tục được nâng cao và kỳ vọng năm 2025-"về đích" của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021 - 2025), làm nền tảng cho xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2026 - 2030).

Điểm sáng khác được ông Khôi nêu ra, đó là sự hồi phục và tăng trưởng khá từ khu vực doanh nghiệp nội địa. Song song đó, hoạt động chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 trong doanh nghiệp và hệ thống chính trị sẽ diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt trong năm 2025.

Việc ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động rất lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong sản xuất-kinh doanh, AI giúp dự đoán xu hướng thị trường và cải thiện trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hoá chuỗi cung ứng. Khi mà, việc ứng dụng AI được dự đoán sẽ đóng góp tới 15,7 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu vào năm 2030.

“Theo đó, sử dụng AI là một trong những yêu cầu cấp bách mà chúng ta phải thực hiện. Một khi, ứng dụng AI để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, không có nhiều hoài nghi về tốc độ tăng trưởng hai con số,” ông Khôi khẳng định.

Chu kỳ mới và triển vọng đột phá

Về các cơ hội đầu tư, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản sẽ bước vào một chu kỳ mới trong năm 2025.

“Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự điều hành linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ, cùng với chất lượng thể chế được cải thiện, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ khởi sắc. Theo đó, sáu nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, bao gồm thể chế, kinh tế vĩ mô, quy hoạch và hạ tầng, tài chính, thị trường, và hệ thống thông tin, đều cho thấy những tín hiệu tích cực,” ông Đính chia sẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng có những quan điểm tích cực với kỳ vọng tăng trưởng đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán VPS, cho biết thị trường ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn trong hai năm 2023 và 2024, lần lượt là 12-12,7% và 9-10%. Tuy nhiên, VN-Index đang xác nhận đáy ở vùng 1.200-1.240 điểm đồng thời xuất hiện xu hướng đi lên. Cụ thể, những chất “xúc tác” cho thị trường là tăng trưởng GDP, hoạt động xuất nhập khẩu và “câu chuyện” nâng hạng thị trường. Trên bình diện đó, ông Khánh kỳ vọng VN-Index sẽ tăng trưởng đột phá 15-20%, thậm chí cao hơn trong năm 2025.

“Việc nâng hạng thị trường chứng khoán và tín nhiệm quốc gia được xem là yếu tố then chốt, giúp giảm chi phí vay vốn và thu hút đầu tư,” ông Khánh trao đổi.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Quang Hưng, Giám đốc Cao cấp Phân tích đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital), cho rằng mặc dù mức định giá hiện tại trên thị trường chứng khoán là khá hợp lý để đầu tư trong dài hạn, nhưng vẫn cần cân nhắc quản trị rủi ro. Do đó, tài sản đầu tư không chỉ có cổ phiếu mà cần phân bổ tỷ trọng liên quan đến các loại tài sản có thu nhập cố định (như trái phiếu, tiền gửi hay tín chỉ bền vững).

"Kênh đầu tư cổ phiếu rất hấp dẫn trong năm 2025, nhưng chúng tôi cũng khuyến nghị cho khách hàng và nhà đầu tư quản trị rủi ro bằng cách phân bổ danh mục của mình vào nhiều kênh tài sản," ông Hưng nói.

Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI được dự báo tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam trong năm tới.
Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI được dự báo tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam trong năm tới.

Lưu ý thêm những thách thức về ngoại thương và địa chính trị, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh đến sự trở lại của Tổng thống Donald Trump với chính sách "Nước Mỹ trên hết" được dự báo sẽ mang lại nhiều thách thức cho kinh tế toàn cầu, đặc biệt là về thương mại và tỷ giá. Theo đó, ông đưa ra cảnh báo về nguy cơ tỷ giá biến động mạnh và hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng do chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và những diễn biến khó lường từ các điểm nóng địa chính trị.

Ông Hiếu thận trọng cho rằng năm 2025 có thể sẽ là một năm đầy thử thách cho nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hoàng Xuân Trung từ Ngân hàng Citi Vietnam, có cái nhìn lạc quan hơn và đánh giá Việt Nam vẫn có nhiều dư địa từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và mức độ chi tiêu tiêu dùng của người dân khá mạnh mẽ cộng thêm dân số trẻ cùng lợi thế địa chính trị.

Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI được dự báo tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam trong năm tới. Đặc biệt là trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giảm và Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trong khu vực ASEAN.

Nhìn chung các chuyên gia cho rằng năm 2025 sẽ mang đến cả cơ hội và thách thức với các nhà đầu tư. Do đó, bên cạnh những triển vọng tích cực từ tăng trưởng kinh tế trong nước, hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, các nhà đầu tư cần thận trọng trước những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu và chính sách của Mỹ. Việc nắm bắt thông tin, phân tích thị trường và xây dựng chiến lược linh hoạt sẽ là “chìa khóa” thành công trong năm 2025.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Trưởng Ban Việt ngữ - Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế và ngoại giao của Việt Nam năm 2024, đồng thời cũng cho rằng, trong năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn.

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Những dự án nào có mốc tiến độ trong năm 2025 cần phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành như cam kết. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh sau khi làm việc với Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận về một số dự án mà hai đơn vị đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 8/12, tại Hà Nội, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ xây dựng dự án tái định cư Làng Nủ (huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (huyện Bắc Hà).

Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Trước thực trạng phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh, tháng 5/2024, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương về việc chủ động tổ chức kiểm tra hoạt động xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên nước các cơ sở nuôi cá nước lạnh tự phát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 7/12, tại công trường khu tái thiết thôn Kho Vàng, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn về tiến độ dự án và chuẩn bị điều kiện tổ chức lễ khánh thành.

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Từng là hình thức phân phối được ưa chuộng hàng đầu song hiện nay, việc phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần nhiều giải pháp để chợ truyền thống lấy lại được “thời hoàng kim” của mình.

fb yt zl tw