Mỹ vượt Nga về khí đốt xuất khẩu sang EU

Trong tháng 6, khối lượng khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Mỹ vận chuyển sang EU nhiều hơn lượng khí đốt của Nga vận chuyển bằng đường ống sang lục địa này.

Lần đầu tiên, EU mua khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Mỹ nhiều hơn khí đốt tự nhiên vận chuyển bằng đường ống từ Nga, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết.

“Việc Nga cắt giảm mạnh dòng khí đốt tự nhiên tới EU khiến lần đầu tiên trong lịch sử, EU nhập khẩu LNG từ Mỹ nhiều hơn là khí đốt thông qua đường ống từ Nga. Nguồn cung của Nga giảm cũng khiến các nước EU kêu gọi nỗ lực giảm nhu cầu sử dụng khí đốt để chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn”, ông Birol cho biết trên Twitter.

my vuot nga ve khi dot xuat khau sang eu hinh anh 1
Ảnh: AFP

Việc tăng cường nhập khẩu LNG của Mỹ diễn ra trong bối cảnh EU đang nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Vào tháng 6, nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) đã bị cắt giảm 60% do các vấn đề kỹ thuật xuất phát từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.

Công ty Gazprom của Nga nói rằng, nhà cung cấp thiết bị Siemens Energy của Đức đã không đưa turbin bơm khí trở lại trạm nén đúng thời hạn do các turbin này bị kẹt tại một cơ sở bảo dưỡng ở Canada vì lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Nga.

Ngoài ra, nhà điều hành Dòng chảy phương Bắc có kế hoạch ngừng cung cấp khí đốt tới Đức trong 10 ngày (11-21/7) vào giữa tháng 7 để bảo trì định kỳ hàng năm.

Nga cũng đã ngừng cung cấp khí đốt cho Phần Lan, Ba Lan, Bulgaria, Orsted của Đan Mạch, công ty GasTerra của Hà Lan và tập đoàn năng lượng khổng lồ Shell cho các hợp đồng của Đức - vì từ chối thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp.

Hồi tháng 3, EU đã đồng ý mua thêm 15 tỷ mét khối LNG của Mỹ trong năm nay nhằm hạn chế mua khí đốt của Nga. EU muốn thay thế 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga bằng LNG từ nhiều nguồn khác nhau trong năm 2022.

Theo số liệu gần đây, khối lượng khí đốt hàng năm của Nga đến châu Âu là khoảng 150 tỷ mét khối, với 14-18 tỷ mét khối khác được gửi dưới dạng LNG. Hơn 40% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của châu Âu này đến từ Nga.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw