Mùa du lịch với đa sắc màu khi vào Thu

Những năm qua Quảng Ninh luôn đứng tốp đầu trong việc khai thác các giá trị văn hoá du lịch.

Trong đó phải kể đến các điểm du lịch tâm linh lớn như Cửa Ông, Yên Tử, khu di sản nhà Trần tại Đông Triều, Bạch Đằng… đón cả triệu du khách mỗi năm. Du khách không chỉ đi du lịch một mùa mà là cả bốn mùa trong năm.

Cùng với đó, các khu di sản nhà Trần tại Đông Triều, khu di tích Bạch Đằng tại Quảng Yên, khu di tích đền Cửa Ông – Cặp Tiên (Cẩm Phả, Vân Đồn) ngoài lượng khách mùa Xuân cũng đón rất nhiều đoàn du khách về tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hoá, dâng hương, làm lễ, trải nghiệm các hoạt động ý nghĩa được tổ chức tại đây. Trên địa bàn tỉnh, nhiều di tích đã được đưa vào hệ thống các tuyến, điểm du lịch của địa phương, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

den-cua-ong-quang-ninh-thumb-1625219735.jpeg
Đền Cửa Ông luôn hút khách du lịch quanh năm.

Đối với khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, lợi thế khai thác các giá trị văn hoá cho du lịch nằm chủ yếu ở các di sản văn hoá phi vật thể còn hiện hữu trong đời sống người dân. Các lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội truyền thống Vân Đồn, lễ Đại phan, lễ hội Kiêng gió, các phiên chợ vùng cao… cho tới các lễ hội văn hoá - thể thao - du lịch mới được tổ chức những năm gần đây ở nhiều địa phương, đều khai thác không gian tự nhiên rộng lớn, tươi đẹp gắn với đời sống văn hoá của đồng bào. Các giá trị văn hoá bản địa, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số được khơi dậy, được tôn vinh, lan toả khiến cho không chỉ đồng bào càng yêu thêm, trân trọng thêm truyền thống văn hoá của dân tộc mình mà du khách gần xa cũng thấy gần hơn với vùng cao, biên giới, hải đảo.

image001.jpeg
Chùa đồng Yên Tử.

Gần đây nhất là các chương trình của Tuần Văn hoá - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc và Ngày hội Văn hoá các dân tộc Quảng Ninh tổ chức tại Tiên Yên, đã làm sống động vùng đất ngã ba sông với hàng loạt các chương trình hấp dẫn, trở thành ngày hội rực rỡ sắc màu văn hoá của đồng bào và du khách bốn phương.

Điểm hẹn du lịch Bình Liêu cũng gây ấn tượng đặc sắc cho du khách. Từ khoảng đầu tháng 10, hoa lau bắt đầu chớm nở như loài hoa báo hiệu Thu về của mảnh đất Bình Liêu. Dọc theo các tuyến đường lên tới các cột mốc, đặc biệt là mốc 1305 “sống lưng khủng long” vẻ đẹp từ các triền đồi đầy hoa lau trải dài ngút ngàn như tô điểm cho con đường thêm lãng mạn.

Mùa thu vàng ở Bình Liêu.

Mùa thu vàng ở Bình Liêu.

Nhắc đến mùa Thu ở Bình Liêu không thể không nhắc đến mùa lúa chín vàng trên những cánh đồng bậc thang nối tiếp nhau như những nấc thang lên trời. Những thửa ruộng đẹp nhất ở Bình Liêu tập trung ở bản Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt (xã Lục Hồn) khiến ai đặt chân đến vùng cao này cũng hỏi đường lên thăm. Ngoài ra, còn có ở bản Sông Moóc (xã Đồng Văn), bản Ngàn Vàng, Ngàn Chuồng (xã Đồng Tâm... Khi ghé thăm các bản làng, bên cạnh việc ngắm nhìn cảnh sắc, du khách còn có cơ hội được tìm hiểu về văn hóa, bản sắc, nếp sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Dao, Tày, Sán Chỉ nơi đây.

Không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên, mây trời mời gọi du khách mà đến Bình Liêu vào dịp Thu cuối tháng 10 đầu tháng 11, du khách còn được hòa mình vào các hoạt động vui chơi sôi nổi, đậm màu sắc văn hóa của Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng năm 2023. Trải nghiệm các hoạt động như: Bay dù lượn “Bay trên mùa vàng”, giải chạy cung đường mùa vàng, giải leo núi chinh phục “Sống lưng khủng long”; giải bóng đá nữ Hội Mùa vàng; liên hoan trình diễn nghi lễ truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu; các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian… du khách sẽ được cảm nhận trọn vẹn về vẻ đẹp thiên nhiên và truyền thống văn hóa đặc sắc, riêng có của mảnh đất Bình Liêu tươi đẹp.

Báo Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

fb yt zl tw