Mù Cang Chải khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của Yên Bái, 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa phong phú mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm Mù Cang Chải đón hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để thúc đẩy phát triển du lịch, thời gian qua, huyện đã tập trung khai thác tối đa tiềm năng, đẩy mạnh liên kết vùng nhằm phát triển du lịch địa phương.

Du khách tham quan, khám phá vẻ đẹp ruộng bậc thang tại xã La Pán Tẩn.

Du khách tham quan, khám phá vẻ đẹp ruộng bậc thang tại xã La Pán Tẩn.

Mù Cang Chải có vị trí địa lý thuận lợi, lại giáp ranh với nhiều huyện, tỉnh lân cận, đặc biệt là có quốc lộ 32 với chiều dài gần 100 km chạy qua, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu văn hóa và hình thành các tour du lịch qua những địa danh của huyện, của tỉnh như vùng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ kết nối với các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc khác.

Cùng với đó, Mù Cang Chải có tỷ lệ che phủ rừng cao, đạt trên 60% với những giá trị nguyên sơ của rừng nguyên sinh cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi trong sách Đỏ, có khu bảo tồn các loài sinh vật cảnh với trung tâm là xã Chế Tạo và vùng ngoại vi phía Bắc, phía Đông các xã Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt; có 700 ha ruộng bậc thang trong đó hơn 47% tập trung ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình.

Cùng với Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, huyện còn có nhiều điểm đến tiềm năng khai thác du lịch sinh thái như khu du lịch Thác Mơ, thị trấn Mù Cang Chải, suối nước nóng Nậm Khắt, khu vực leo núi ở các xã Púng Luông, Nậm Khắt, bãi đá cổ xã Lao Chải, điểm khai thác du lịch mạo hiểm dù lượn tại đèo Khau Phạ…

Trên địa bàn huyện có 181 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được kiểm kê; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang; 1 di tích quốc gia nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ và 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng bào Mông có nền văn hóa dân gian phong phú, các nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của vùng miền.

Nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, huyện đã xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động về phát triển du lịch "Xanh - bản sắc - an toàn - thân thiện” giai đoạn 2021 - 2025; Đồ án quy hoạch xây dựng 5 tiểu vùng phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải...

Trong đó chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn. Theo đó, huyện tập trung đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các nền tảng công nghệ số giúp du khách dễ dàng tiếp cận và lựa chọn thời điểm thích hợp để tham gia trải nghiệm các hoạt động du lịch Mù Cang Chải, tạo sự kết nối giữa cung cầu một cách hiệu quả. Huyện có trên 1.250 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó có 139 nhà nghỉ, homestay với sức chứa trên 3.000 khách/đêm.

Cùng đó, huyện đẩy mạnh mối liên kết vùng với các đô thị, khu, điểm du lịch trong khu vực Tây Bắc. Hàng năm, Huyện ủy đã chỉ đạo tổ chức các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội khám phá Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang, "Mừng cơm mới”, "Hoa tớ dày”, Festival Khèn Mông; vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, trình diễn trang phục dân tộc Mông, khèn Mông… góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông gắn với quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải đến du khách trong và ngoài nước.

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Để thực hiện mục tiêu doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2025 đạt trên 400 tỷ đồng, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển du lịch; khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên; chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch, các điểm tham quan bảo đảm các dịch vụ này phù hợp với văn hóa và môi trường địa phương; khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, trang phục, nhạc cụ truyền thống, ẩm thực địa phương, các tour du lịch trải nghiệm văn hóa, chú trọng đến chất lượng và tính độc đáo của các sản phẩm, tạo sức hút đối với du khách”.

Năm 2024, huyện Mù Cang Chải đón 384.872 lượt khách du lịch bằng 110% chỉ tiêu huyện giao, bằng 117% chỉ tiêu tỉnh giao; trong đó khách nước ngoài đạt 31.518 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 388,3 tỷ đồng, bằng 111% chỉ tiêu huyện giao, bằng 133,9% chỉ tiêu tỉnh giao. Mù Cang Chải đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước với nhiều hoạt động ý nghĩa, có tính lan tỏa cao, tạo ấn tượng sâu sắc. Kết quả này đang từng bước giúp địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn là huyện nghèo.

Theo Báo Yên Bái

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw