Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật:

Một số tác phẩm xét chưa đủ thời gian công bố tối thiểu

Bộ VH-TT-DL vừa đăng danh sách các tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT) năm 2021 do Hội đồng cấp cơ sở thuộc 9 lĩnh vực chuyên ngành gửi lên để lấy ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ VH-TT-DL, một số tác phẩm chưa đáp ứng được thời gian công bố tối thiểu.

Một buổi lễ trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

Một buổi lễ trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

PHÓNG VIÊN: Lĩnh vực nào có nhiều hồ sơ không đáp ứng tiêu chí về thời gian công bố ra công chúng, thưa ông?

Ông PHÙNG HUY CẨN: Để tác phẩm có thời gian “sống” trong công chúng, quy định chỉ rõ tác phẩm phải được công bố tối thiểu là 5 năm đối với xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 3 năm đối với xét tặng Giải thưởng Nhà nước. Kết quả lọc hồ sơ cho thấy hội đồng cơ sở của Hội Nhà văn làm chưa kỹ việc này. 

Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều hồ sơ đề nghị xét tặng trong năm 2021?

Đây chỉ là một trong số các nguyên nhân. Trong lần xét tặng này, việc bỏ tiêu chí về giải thưởng, huy chương… khi xét tặng những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước cũng khiến số lượng hồ sơ tăng lên đáng kể.

Trước đây, các tác phẩm, công trình xét tặng giải thưởng cần đáp ứng tiêu chí là đã đoạt giải thưởng, huy chương trong các cuộc thi liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia của Bộ VH-TT-DL hoặc Hội VHNT chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 133/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, những công trình, tác phẩm trước năm 1993 có tác dụng phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật thì sẽ bỏ qua tiêu chí giải thưởng. Đây là một trong những điểm mới được áp dụng trong đợt xét tặng này, vì thế một số hồ sơ dưới hội đồng cấp cơ sở gửi lên xuất hiện một số tác giả có tác phẩm giao thoa giữa mốc trước và sau năm 1993. 

Những hồ sơ có tác phẩm chưa đáp ứng tiêu chí về thời gian công bố ra công chúng, hoặc có sự chưa rõ ràng với mốc áp dụng là năm 1993 có bị loại khi lọc kỹ thuật trong đợt xét tặng này không?

Hiện, chúng tôi chỉ làm công tác thống kê ban đầu và không có quyền lọc kỹ thuật đối với những tác phẩm chưa đủ tiêu chí xét tặng giải thưởng. Việc lọc hồ sơ là nhằm báo cáo với hội đồng sao cho chính xác, trung thực. Mỗi trường hợp có vấn đề đều được đưa ra trước hội đồng.  

Với tác phẩm chưa đủ thời gian công bố theo quy định nhưng lại có giá trị nghệ thuật cao, có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng rãi trong công chúng mà không được đưa ra xét tặng, liệu có quá đáng tiếc không?

Những tác phẩm như vậy sẽ chuyển sang đợt xét tặng tới. Về mặt hành chính, việc chưa đáp ứng yêu cầu thời gian công bố tối thiểu được hiểu là chưa đủ độ thẩm thấu trong xã hội, thì tác giả vui lòng đợi đến lúc đủ. Việc chưa xét trong đợt này không có nghĩa là mất cơ hội xét lần tiếp theo.  

Việc không đưa ra quy định về số lượng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh mỗi đợt xét tặng liệu có thể sinh tâm lý cả nể, dễ dãi để “cả làng cùng vui” không, thưa ông?

Rất khó có việc dễ dãi khi thẩm định các tác phẩm, công trình VHNT. Thẩm định giá trị của các tác phẩm dự thi thuộc về hội đồng. Trên thực tế, việc đánh giá tác phẩm VHNT chưa bao giờ dễ dàng. Mỗi tác phẩm đưa ra có người khen, người chê cũng là chuyện rất bình thường bởi đó là nhận định, cảm nhận chủ quan. Cũng chưa chắc hội đồng đã có đánh giá hoàn toàn chính xác, nhưng trong nhiều sự lựa chọn thì ta cũng cần chọn lấy cái đáng tin cậy hơn. 

Việc lựa chọn các thành viên trong Hội đồng xét duyệt cấp bộ thực hiện như thế nào?

Trong Nghị định về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT có quy định rõ thành phần hội đồng, gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước chưa đến 30%, phần còn lại là những người có uy tín nghề nghiệp và từng được tặng giải thưởng cao quý này. Đây là Hội đồng cấp bộ, tức là hội đồng chuyên ngành nên tính nghề nghiệp rất cao.

Khi hết thời gian đăng tải lấy ý kiến nhân dân về các hồ sơ đề nghị xét duyệt tặng giải thưởng của hội đồng cấp cơ sở gửi lên, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ VH-TT-DL sẽ tổng hợp ý kiến nhận được, làm báo cáo và gửi tới mỗi hội đồng chuyên ngành. Dự kiến các hội đồng sẽ bắt đầu làm việc trong tháng 4 này. Tùy theo số lượng hồ sơ mà thời gian của hội đồng sẽ kéo dài 3 - 5 ngày để đảm bảo mỗi hồ sơ đều được thẩm định, xem xét kỹ càng. Riêng Hội đồng Văn học, số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng nhiều nên thời gian làm việc có thể 5 ngày hoặc dài hơn tùy tình hình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw